Những cuốn sách cổ của dân tộc Thái, Dao ở Sơn La là kho tri thức chứa đựng văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển của đồng bào, là di sản văn hóa cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị.
Nhân kỷ niệm 33 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10/1991 - 1/10/2024), đồng chí Hà Trung Chiến, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND Thành phố đã đến thăm, tặng quà cụ Cầm Thị Tọ, sinh năm 1915, bản Lầu và cụ Tăng Hồng Phong, sinh năm 1925, tổ 3, phường Chiềng Lề.
Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc, tỉnh ta đã chú trọng công tác kiểm kê di sản văn hóa, đánh giá thực trạng, định hướng giải pháp để giữ gìn và phát huy hiệu quả các di sản.
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các khu dân cư trên địa bàn huyện Thuận Châu đã duy trì nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao; đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng; bảo tồn một số nghề truyền thống được, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ bao đời nay, cây lúa gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Mường ở bản Nà Bai, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ. Chính vì vậy, lễ mừng cơm mới rất quan trọng và không thể thiếu mỗi mùa lúa chín với đồng bào nơi đây, trở thành nét đẹp văn hóa, được bảo tồn gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Tối 23/8, tại Nhà văn hóa bản Bó, tổ 4, phường Chiềng An, Ban quản lý dự án xây dựng mô hình cải thiện sinh kế thông qua hoạt động giới thiệu du lịch nông nghiệp đến các bản dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi tỉnh Sơn La, Việt Nam (Dự án ATPU), phối hợp với UBND Thành phố tổ chức chương trình “Khuống bản em”.
Chiếm 2% dân số của tỉnh Sơn La, đồng bào Xinh Mun là cộng đồng dân tộc thiểu số có nhiều nét văn hóa truyền thống, phản ánh qua các lễ hội lâu đời, phong tục, tín ngưỡng, kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống. Tuy nhiên, do biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, nhiều nét văn hóa truyền thống của bà con dần mai một và bị ảnh hưởng bởi văn hóa của các dân tộc khác.
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, mỗi dân tộc ở Sơn La đã xây dựng nên một không gian văn hóa đặc sắc, đậm nét truyền thống; thể hiện rõ nét, sinh động về văn hóa, tín ngưỡng, đời sống của đồng bào, mang giá trị lớn lao về cội nguồn dân tộc, được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, thành phố Sơn La đã triển khai mô hình “Câu lạc bộ văn hóa dân tộc”, nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc được gìn giữ, phục hồi và lan tỏa, góp phần làm giàu thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế du lịch địa phương.
Ở huyện Phù Yên, Lễ mừng cơm mới thường được tổ chức cùng với Tết Xíp xí (ngày 15/7 âm lịch). Năm nay, Lễ mừng cơm mới được bà con tổ chức sau thu hoạch vụ xuân tại Đình Chu, bản Chiềng Hạ.
Ngôn ngữ và chữ viết có vai trò quan trọng, không chỉ được sử dụng để giao tiếp, mà còn phản ánh đời sống văn hóa, phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất của một cộng đồng dân cư. Theo dòng chảy của cuộc sống hiện đại, ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ trong đời sống cộng đồng các dân tộc luôn được tỉnh ta chú trọng.
Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng. Bởi vậy, nghệ thuật âm nhạc các dân tộc cũng vô cùng phong phú, nhiều màu sắc, với những loại hình và hình thức diễn tấu khác nhau và có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần mỗi cộng đồng dân cư, thể hiện tâm tư tình cảm của con người trong cuộc sống.
Lễ hội cầu mưa còn gọi là lễ hội Xến Xó Phốn, được gắn với phong tục tập quán, lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái. Lưu giữ và bảo tồn nghi lễ này, Câu lạc bộ văn hóa Thái, bản Đán, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, đã tổ chức phục dựng, tái hiện với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Phong trào văn nghệ quần chúng tại cơ sở được dẫn dắt bởi những hạt nhân nòng cốt, họ không chỉ có năng khiếu múa hát, biên đạo và tổ chức chương trình, mà còn có khả năng tập hợp các thành viên, gắn kết thành một tập thể, luôn nhiệt tình thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương.
Vùng đất Sơn La là nơi sản sinh ra nhiều tác phẩm văn học dân gian có giá trị về văn hóa - lịch sử và giàu hình tượng nghệ thuật. Đây cũng là mạch nguồn cảm hứng, là nền tảng để các thế hệ văn nghệ sĩ của Sơn La tiếp nối, đưa vào các sáng tác văn học đương đại mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.
Các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận để các nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đương đại mang âm hưởng đặc trưng của các dân tộc. Chất liệu dân gian cũng đem lại màu sắc riêng, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giúp mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời luôn để lại những dấu ấn riêng, được khán giả nhiệt tình đón nhận.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Huổi Một, huyện Sông Mã, luôn quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa và đời sống tinh thần cho nhân dân.
Bảo tàng tỉnh là nơi lưu trữ, bảo quản hàng nghìn tư liệu, hiện vật từ thời tiền sử, là những di sản văn hóa có giá trị quan trọng đại diện cho các thời đại lịch sử và văn hóa tại Sơn La. Với mục tiêu quản lý hiệu quả và phát huy giá trị các di sản, Bảo tàng tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, bảo tàng.
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn thu hút bởi những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống các dân tộc, đã và đang được những người làm du lịch tại đây khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt.
Tối 26/4, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước rực rỡ cờ hoa” chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).