Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc

Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc, tỉnh ta đã chú trọng công tác kiểm kê di sản văn hóa, đánh giá thực trạng, định hướng giải pháp để giữ gìn và phát huy hiệu quả các di sản.

Giọng nữ
Đâm Đuống là loại hình nghệ thuật dân gian của đồng bào Mường đã được kiểm kê di sản văn hóa.

Hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch thực hiện công tác kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn công tác kiểm kê, phương pháp điền dã, điều tra bảng hỏi, tổng hợp và điền mẫu phiếu phục vụ công tác thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản... cho các thành viên ban kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh. 

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 9 dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, La Ha, Lào), theo 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, gồm: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian. Đã lập được 1.517 phiếu kiểm kê, 143 danh mục kiểm kê các loại hình di sản còn được bảo tồn, địa danh của di sản, các nghệ nhân thực hành di sản. Ngoài ra, các tư liệu được ghi chép, ghi hình, ghi âm, điều tra thông qua bảng hỏi. 

Đồng chí Phạm Hồng Thu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thông tin: Qua công tác kiểm kê, đã đánh giá được thực trạng việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tại các địa phương. Đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào về việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình, kết hợp tuyên truyền trực tiếp cho nhân dân về giá trị di sản mà họ đang nắm giữ, để họ thấy tự hào về di sản và tham gia gìn giữ, phát huy di sản.

Đến nay, tỉnh ta đã có 1 di sản “Nghệ thuật Xòe Thái” được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 17 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố danh mục quốc gia, gồm: Nghệ thuật Xòe Thái; Chữ cổ dân tộc Thái; Lễ Hết Chá của người Thái trắng, bản Áng, xã Đông Sang, Mộc Châu; nghệ thuật khèn dân tộc Mông; Lễ cúng dòng họ và nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục Mông; Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục Dao; Nghi lễ Pang A của dân tộc La Ha; Mo Mường; Nghi lễ Xé pang Á của người Kháng; Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng huyện Phù Yên, Quỳnh Nhai...

Bên cạnh đó, tỉnh ta đã phối hợp với các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Đắk Lắk, thành phố Hà Nội và Viện Âm nhạc, lập hồ sơ di sản văn hóa “Mo Mường” trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Các di sản được công bố Danh mục quốc gia, Unesco công nhận, góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm kê, kết quả mới dừng ở việc nhận diện di sản, kiểm đếm, ghi nhận thông tin ban đầu, lập danh mục kiểm kê. Nguyên nhân là do kinh phí dành cho công tác kiểm kê di sản văn hóa không đáp ứng nhu cầu thực tế. Các kiểm kê viên bất đồng ngôn ngữ, vốn hiểu biết, kỹ năng điền dã, khả năng phát hiện, nắm bắt di sản còn hạn chế, dẫn đến chất lượng phiếu kiểm kê chưa cao. Chủ thể của các di sản văn hóa phi vật thể chưa nhận thức được giá trị di sản mà họ đang nắm giữ, nên việc ghi chép, sưu tầm gặp trở ngại.

Khắc phục những hạn chế, thời gian tới, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đội ngũ kiểm kê viên đáp ứng về trình độ, năng lực thực tiễn. Có chính sách khuyến khích các chủ thể, nghệ nhân trao truyền, gìn giữ các di sản văn hóa có nguy cơ mai một. Đối với các nghệ nhân có thâm niên, có chính sách đãi ngộ, động viên kịp thời. Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, nâng cao ý thức cộng đồng, góp phần gìn giữ giá trị di sản.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Sau một tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy chính quyền cơ sở tại các tỉnh, thành phố bước đầu vận hành ổn định, thông suốt, bảo đảm phục vụ nhân dân. Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính hài lòng với những thay đổi từ mô hình chính quyền mới.
  • 'Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2” được triển khai tại Sơn La đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhân dân.
  • 'Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Kinh tế -
    Những ngày đầu tháng 7, tại bản Híp, phường Chiềng Sinh, vườn nho hạ đen của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh rộn ràng bước vào vụ thu hoạch. Khung cảnh nên thơ của vườn nho đang vào độ chín rộ, đã trở thành điểm đến hút khách vào cuối tuần.
  • 'Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Xã hội -
    Sự thay đổi bất thường của thời tiết, 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Sơn La xảy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Theo dự báo, các tháng cao điểm mùa mưa có nhiều đợt mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Vì vậy, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện các biện pháp, ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn gây ra.
  • 'Lái xe thận trọng, an toàn

    Lái xe thận trọng, an toàn

    An toàn giao thông -
    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 6, đoạn từ Km 151+700 địa phận xã Vân Hồ đến Km 212 địa phận phường Mộc Châu, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông, nhất là mùa mưa lũ.
  • 'Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Xã hội -
    Cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trở về với đời thường, nhiều cựu chiến binh là thương bệnh binh, điều kiện kinh tế khó khăn, không ít người phải sống trong những ngôi nhà tạm. Bằng tình cảm, trách nhiệm, Hội Cựu chiến binh tỉnh (nay là Ban công tác Cựu chiến binh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, giúp hội viên có cuộc sống ổn định, thắt chặt thêm tình đồng chí, nghĩa đồng đội.
  • 'Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Khoa Giáo -
    Năm học 2025-2026, toàn tỉnh sẽ tuyển sinh trên 60.000 học sinh vào các lớp đầu cấp từ bậc mầm non đến THPT, tăng khoảng 3,5% so với năm học trước. Công tác tuyển sinh đang được các địa phương triển khai đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định.