Khu di tích lịch sử Lũng Đán Đanh nằm tại xã Mường Chùm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, là một địa danh quan trọng gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân huyện Mường La.
Anh hùng liệt sĩ Lò Văn Giá, sinh năm 1919, tại bản Cọ, xã Chiềng An, châu Mường La (nay thuộc thành phố Sơn La) trong một gia đình nông dân nghèo. Lớn lên trong cảnh quê hương lầm than dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, anh đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng được lan tỏa từ Nhà tù Sơn La.
Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào được xây dựng tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, cách trung tâm huyện gần 30 km. Công trình là biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc, nơi ghi dấu việc xây dựng cơ sở và hoạt động cách mạng của Ban Xung phong Lào - Bắc và lãnh tụ Cay-xỏn Phôm-vi-hản.
Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và là một biểu tượng của sự kiên trung bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Thực dân Pháp đã bắt các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước ra cây đa để tàn sát, nhằm uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân.
Ngã ba Cò Nòi là giao điểm đường 13 từ căn cứ địa Việt Bắc sang và đường 41 (nay là quốc lộ 6) từ các tỉnh đồng bằng lên, mọi hoạt động chi viện lực lượng, vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ đều qua đây. Vì vậy, địch huy động tối đa lực lượng không quân, sử dụng bom đạn trút xuống nơi này, hòng chặt đứt “yết hầu” tuyến cung cấp hậu cần cho Chiến dịch.
Cách đây hơn 70 năm, trên đường hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn quân giải phóng đã nghỉ chân tại Khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên. Hiện nay, cánh rừng luôn được nhân dân trong khu vực chung tay bảo vệ và trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Trong lịch sử triều Lê Sơ, vua Lê Thái Tông nổi bật là một vị vua trẻ tuổi, tài ba, có tầm nhìn chiến lược. Ông đã hai lần thân chinh thống lĩnh quân đội, dẹp yên phản loạn ở vùng Tây Bắc, giữ vững biên cương Tổ quốc.
Với 32 năm tuổi đời, 18 năm quyết dấn thân và hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân, đồng chí Tô Hiệu là tấm gương sáng về tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”- một chiến sĩ tiên phong, người Cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta.
Nằm giữa lòng phố núi Sơn La, đồi Khau Cả uy nghiêm soi mình bên dòng Nậm La hiền hòa, nơi đây còn lưu giữ chứng tích lịch sử Nhà tù Sơn La - một trong những trường học cách mạng đầu tiên của khu vực Tây Bắc; là biểu tượng sáng ngời về tinh thần cách mạng, ý chí đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cộng sản và những người Việt Nam yêu nước.
Ngày 7/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn cán bộ của Trung ương đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo tại Sơn La. Người đã để lại muôn vàn tình cảm thương yêu trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây.
Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiên thuộc tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, là điểm tập kết của bộ đội Tây Tiến từ miền xuôi lên rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc, biên giới Việt – Lào. Đơn vị Tây Tiến đầu tiên là Đại đội Vệ quốc đoàn do các đồng chí Anh Đệ, Tuấn Sơn, Lam Ngọc chỉ huy đưa quân từ Hà Nội lên Mộc Châu.