Cây đa Mường Hung – Biểu tượng của tinh thần kiên trung, bất khuất

Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và là một biểu tượng của sự kiên trung bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Thực dân Pháp đã bắt các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước ra cây đa để tàn sát, nhằm uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân.

Giọng nữ
Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung. 

Thời kỳ thuộc Pháp, Mường Hung là một tổng, bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sai và Mường Hung, trụ sở đặt tại bản Mường Hung ngày nay. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng lâm thời xã Mường Hung được thành lập. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sơn La. Chính quyền kháng chiến vừa mới ra đời đã bắt tay ngay vào xây dựng chính quyền cách mạng, thành lập các tổ chức kháng chiến, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong vùng ủng hộ để đánh đổ thực dân Pháp và tay sai. Đội du kích xã Mường Hung được tổ chức và rút vào hoạt động bí mật.

Toàn cảnh cây đa Mường Hung. 

Nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, thực dân Pháp và tay sai điên cuồng đàn áp phong trào kháng chiến ở Mường Hung. Năm 1948, chúng đã bắt 2 đồng chí quân báo là Lò Văn Địa, Cầm Văn Lùn và tổ chức hành quyết bằng cách thiêu sống. Gương hy sinh của các đồng chí đã cổ vũ thêm tinh thần ủng hộ kháng chiến, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Mường Hung. Không tiêu diệt được cơ sở kháng chiến, chúng bắt bớ tiêu diệt các cơ sở nuôi giấu cán bộ của ta; bắt một số người mang ra cây đa cạnh bờ sông Mã cắt cổ rồi thả xác trôi sông để uy hiếp tinh thần cách mạng của nhân dân.

Giáo viên Trường THCS Mường Hung giới thiệu cho học sinh lịch sử cây đa Mường Hung.

 

Khu vực cây đa Mường Hung trở thành điểm tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống hằng năm của xã. 

Ngày 29/9/1949, Đội du kích Mường Hung phối hợp với bộ đội chủ lực và du kích các xã Mường Sai, Chiềng Cang và Đại đội chủ lực tổ chức đánh đồn Mường Hung. Nhân dân đã tích cực ủng hộ bộ đội và du kích bằng cách góp hàng nghìn cây tre, bí mật đóng thành nhiều bè để chở bộ đội và du kích qua sông. Bị tấn công bất ngờ, quân địch ngoan cố dựa vào hỏa lực mạnh chống trả điên cuồng. Do vũ khí trang bị của ta yếu hơn nên trận đánh này, quân ta không thể tiêu diệt được đồn Mường Hung, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Sau khi đồn Mường Hung bị tấn công, địch tiếp tục tăng cường kiểm soát toàn bộ khu vực phòng tuyến sông Mã và ra sức đàn áp phong trào cách mạng, khủng bố nhân dân. Thời điểm này, nhiều chiến sĩ cách mạng và gia đình những người đi theo cách mạng đã bị chúng bắt bớ, tra tấn, chém đầu, mổ bụng moi gan, phanh thây, thả xác trôi sông, treo cổ hoặc thiêu sống… tại gốc cây đa Mường Hung. 

ĐVTN xã Mường Hung giáo dục truyền thống yêu nước tại cây đa Mường Hung. 

Mặc dù bị đàn áp dã man, nhưng với tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp và bọn tay sai bán nước, cán bộ và nhân dân Mường Hung vẫn một lòng theo cách mạng; tiếp tục nuôi giấu, tiếp tế cho cán bộ; đội du kích địa phương vẫn bí mật hoạt động uy hiếp quân địch. Đến ngày 24/12/1952, bộ đội chủ lực đã phối hợp với dân quân du kích và nhân dân địa phương đứng lên tấn công đồn Mường Hung, lật đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp. Trong trận tấn công này, ta đã tiêu diệt 4 tên sĩ quan Pháp, 78 tên lính dõng, 32 tên phỉ, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng của địch, Mường Hung hoàn toàn giải phóng.

ĐVTN xã dọn vệ sinh khu vực cây đa Mường Hung. 
Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ xã Mường Hung được xây dựng cạnh Cây đa Mường Hung. 

Chiến thắng Mường Hung được ví như một khúc ca tráng lệ của những người nông dân áo vải chống lại đội quân xâm lược hùng mạnh của thực dân Pháp, cổ cũ tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm cho các vùng lân cận. Theo thống kê, giai đoạn 1945-1954, đã có 16 cán bộ, 9 chiến sĩ bộ đội, 365 người dân của xã Mường Hung anh dũng hy sinh.

Học sinh Trường THCS Mường Hung dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ. 

Cây đa Mường Hung mọc tự nhiên bên bờ phải sông Mã, cách sông Mã 30 m, thuộc bản Mường Hung, xã Mường Hung hiện nay. Cây có đường kính 4m, cao 30m, tán cây xòe rộng 150 m. Ở độ cao 10 m, thân cây tách thành 4 cành, tỏa ra 4 hướng, trong đó có 2 cành hướng ra bờ sông Mã là khu vực thực dân Pháp từng treo cổ các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. Cách di tích không xa là nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ xã Mường Hung đã hy sinh trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ngày 28/4/2006, cây đa Mường Hung được UBND tỉnh công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lòng yêu nước của cán bộ, học sinh và nhân dân xã Mường Hung.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.