Sông Mã tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Sông Mã đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Cầu vào bản Ỏ, bản Nong Phạ, xã Mường Sai, huyện Sông Mã, được xây dựng từ Chương trình 1719.

Về các bản Ỏ, Nong Phạ, xã Mường Sai, huyện Sông Mã bây giờ đã thuận lợi hơn nhiều bởi hai bản mới được đầu tư xây dựng cầu kiên cố, học sinh đi học thuận lợi, nhân dân chuyên chở hàng nông sản đi tiêu thụ được dễ dàng. Ông Lường Văn Luấn, bản Ỏ, phấn khởi: Được Nhà nước đầu tư xây dựng cầu bê tông, tôi và bà con mừng lắm, ước mơ bao đời của người dân trong bản đã thành hiện thực. Việc vận chuyển nông sản thuận lợi hơn, ai cũng nghĩ thêm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập.

Bản Ỏ, bản Nong Phạ có 266 hộ, với hơn 1.200 nhân khẩu. Trước đây cầu nối liền từ quốc lộ 4G qua sông Mã vào 2 bản là cầu treo xây dựng từ lâu, nhiều mối nối ghép trên cầu đã bị bật. Mỗi khi có người và phương tiện qua lại, cầu lắc mạnh, nguy hiểm. Cứ sau các mùa mưa lũ, nhân dân lại phải góp gỗ, ngày công để làm lại cầu. Tháng 9/2022 từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng xây dựng cầu, với thiết kế dài hơn 106,6 m; rộng 4 m, công trình bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 3/2024. Đây là 1 trong 5 công trình mà nhân dân trên địa bàn xã được hưởng lợi từ Chương trình 1719 từ năm 2022 đến nay với tổng trị giá đầu tư 10,35 tỷ đồng. Ngoài ra, xã còn được thụ hưởng từ dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững hỗ trợ, giúp đồng bào dân tộc thiểu số có sinh kế, nâng cao thu nhập.

Là huyện biên giới, huyện Sông Mã có hơn 86% là đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, cơ chế, quy định đến cơ sở, cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình; khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân tham gia thực hiện và giám sát chương trình.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các phòng, ban của huyện đã chủ động nắm bắt, hướng dẫn các xã rà soát, xác định nội dung, chính sách, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, địa bàn thực hiện từng dự án thành phần. Đồng thời, tập trung tháo gỡ vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền để giúp cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình và đúng quy định của pháp luật.

Ông Lò Văn Thiên, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Sông Mã, cho biết: Từ năm 2022 đến nay, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng phương án phân bổ trên 201 tỷ đồng đầu tư xây dựng 122 công trình trên địa bàn 18 xã. Trong đó, 79 dự án đã bàn giao đưa vào sử dụng; 2 dự án đã thi công xong, đang hoàn thiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng; các dự án còn lại đang triển khai thi công. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu đã tạo thuận lợi cho nhân dân các xã phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa thuận lợi.

Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã rà soát, lựa chọn các hộ được hỗ trợ nhà ở theo thứ tự ưu tiên đối với 163 hộ nghèo; đầu tư 3 công trình nước sinh hoạt tập trung tại các xã Chiềng En, Mường Lầm và Bó Sinh. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 798 hộ dân tộc thiểu số nghèo, với tổng trị giá trên 2,3 tỷ đồng. Đầu tư đường giao thông vào 2 điểm định canh, định cư, với 176 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại bản Co Dâu, xã Nậm Ty và bản Nong Phạ, xã Mường Sai, trị giá trên 28 tỷ đồng. Tổ chức 23 lớp xóa mù chữ cho 778 học viên tại 10 xã. Đầu tư xây dựng 1 nhà lớp học bán trú tại xã Đứa Mòn; mở 11 lớp đào tạo nghề trình độ dưới 3 tháng cho 376 lao động tại các xã Mường Lầm, Yên Hưng, Mường Hung...

Các chính sách hỗ trợ từ Chương trình 1719 đã tạo thêm động lực, niềm tin của đồng bào DTTS vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, là “đòn bẩy” phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Sông Mã giảm còn 13,6%; 19/19 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 82,1% số đường huyện và 54,5% số đường xã được cứng hóa; 98,5% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 79,9% chất thải rắn ở đô thị được thu gom và xử lý; 96% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.