Mặt trời vừa lấp ló, A Páo lùa ngay 2 con trâu ra khỏi chuồng, lòng đầy hứng khởi. A Páo định bụng sẽ lùa chúng men theo con đường mòn, qua khe suối nhỏ rồi sang bên kia biên giới để gặm đám cỏ non mơn mởn.
Nội dung: Chuyện xảy ra ở tỉnh Đắk Lắk, nơi có đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Đã nhiều năm nay, dân tộc Ê-Đê sinh sống và làm việc trên khu vực này với những phong tục tập quán lâu đời. Họ hầu như không quan tâm đến vấn đề “hôn nhân cận huyết”. Vì thế mà nhà ông Y đam gặp bao nhiêu là rắc rối.
Nội dung: Rơ Măm là một trong 5 dân tộc có số dân dưới 1.000 người, sinh sống chủ yếu ở làng Le, xã Mô Rai (Sa Thầy, Kon Tum). Những năm trước đây đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Rơ Măm và đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Mô Rai nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ cho các DTTS nhưng ít hiệu quả, trong đó nổi bật là Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm trên mọi khía cạnh, lĩnh vực.
Nội dung: Chuyện xảy ra ở tỉnh Ðiện Biên, nơi có đường biên giới giáp nước bạn Lào. Nơi này nhiều bản, làng, thôn, ấp của người dân tộc Thái, H’Mông, Tày. Ông Lèn-người Thái và người dân trong bản vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ nên dù đã có 7 đứa cháu gái nhưng ông vẫn bắt vợ chồng thòn sinh bằng được con trai. Thòn thương vợ, quyết định đưa vợ con đi trốn và nhờ cán bộ xã đến phân tích cho bố.
Người Dẫn: Ở tỉnh Kon Tum, nơi có đường biên giới giáp với nước Lào và Campuchia. có thể bạn không biết nhưng vẫn còn những buôn làng truyền thống còn rất khó khăn trong việc đi lại, vệ sinh . Đặc biệt việc chăm sóc y tế cho bà con nhân dân sinh sống trong các buôn làng vô cùng vất vả. Ở đây, một số tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, mà phổ biến nhất là cúng con ma thay vì đi bệnh viện chữa bệnh.
Nội dung: Trong những năm qua, chính sách giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer luôn được quan tâm. Câu chuyện xảy ra ở một đội đua ghe ngo của ngôi chùa nằm tại tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với Campuchia.
Nội dung: Câu chuyện tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, sát với Biên giới Campuchia. Bà con dân tộc Khmer nơi đây cuộc sống còn nhiều khó khăn. Do việc đi lại rất vất vả, vì vậy việc học tập tại huyện là một thử thách cho nhiều học sinh. Bằng sự vận động khéo léo của mình, những thày cô giáo đã tìm cách giúp các em học sinh đến trường , thực hiện ước mơ học tập của các em
Nội dung: Chuyện xảy ra ở tỉnh Nghệ An, nơi có đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Quàng Văn Tình là người con của dân tộc Thái, anh quyết tâm xây dựng kinh tế để giúp cuộc sống khấm khá hơn. May mắn, Quàng Văn Tình biết được chương trình vay vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách từ chị cán bộ xã. Từ khi vay được vốn, Tình chăm chỉ phát triển kinh tế và có thêm được hai đứa con. Hai vợ chồng cũng tích cực vận động bà con có chí hướng đi vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển như mình.
Nội dung: Mường Lát là nơi có địa hình hết sức phức tạp, là điểm nóng về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng cao biên giới. Trước đây, Huyện Mường Lát có gần 35% hộ nghèo, nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc chăm sóc sức khỏe, bảo đảm vệ sinh môi trường sống chưa được người dân quan tâm. Bên cạnh đó, tình trạng phát rừng làm rẫy tác động xấu đến môi trường sống và ô nhiễm môi trường diễn ra hết sức phức tạp, kéo theo hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân, gây ra lũ lụt...Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, đi đến các bản làng trong vùng dự án người ta được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ về môi trường sống của đồng bào các dân tộc
Nội dung: Gia đình Pá và A Chẩu là một trong những hộ gia đình rất nghèo, thiếu thốn nên vợ chồng thường xuyên bất hòa. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của chủ tịch hội phụ nữ Vàng Thị Mẩy, mà Pá và A Chẩu có công việc tốt, gia đình A Chẩu dần ổn định cuộc sống, vợ chồng hòa thuận hơn.
Nội dung: Chuyện xảy ra ở tỉnh Điện Biên. Ở đây, người dân tộc Thái, Mông… sinh sống. Do phong tục đốt rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân mỗi mùa mưa về. Là người con của rừng, anh Giàng A Sang đã cùng cán bộ kiểm lâm thuyết phục người dân bỏ đốt rừng mà nhận giao khoán rừng. Một mặt phát triển kinh tế, một mặt bảo vệ đời sống người dân cũng như bảo vệ tài nguyên rừng cho đất nước.
Nội dung: Câu chuyện diễn ra ở một bản làng người Mông ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Tại đây có nhiều ngôi nhà nằm trong vùng lũ quét. Với sự tích cực, thường xuyên vận động người dân chuyển nhà tái định cư khỏi vùng lũ, các cán bộ đã giúp đồng bào có cuộc sống ổn định hơn.