Nỗ lực chăm lo y tế vùng biên giới

Người Dẫn: Ở tỉnh Kon Tum, nơi có đường biên giới giáp với nước Lào và Campuchia. có thể bạn không biết nhưng vẫn còn những buôn làng truyền thống còn rất khó khăn trong việc đi lại, vệ sinh . Đặc biệt việc chăm sóc y tế cho bà con nhân dân sinh sống trong các buôn làng vô cùng vất vả. Ở đây, một số tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, mà phổ biến nhất là cúng con ma thay vì đi bệnh viện chữa bệnh.

Radio tiếng Thái:

 

 

Radio tiếng Mông:

 

Trong phòng bệnh của bệnh viện huyện, một người phụ nữ đang dựa vào thành giường bệnh. Đó là một người phụ nữ gày gò, khuôn mặt khá mệt mỏi. Thi thoảng bà lại ôm ngực ho mấy tiếng. 

Mẹ H’Bia Bling: Không biết con bé H’Bia này đi đâu mà lâu thế nhỉ. Giờ này chưa về nữa.

Bác sĩ: Chào chị, chị thấy trong người hiện tại thế nào? Để tôi khám cho chị.

Mẹ H’Bia Bling: Dạ, cũng đỡ hơn nhiều ạ. Tôi không còn bị ho nhiều như mấy hôm trước nữa.

Bác sĩ: Tốt lắm, bà cứ chịu khó uống thuốc thì sẽ nhanh khỏi bệnh. Mà này, bà nhớ bảo cháu bà nhắc uống thuốc đúng giờ đấy nhé.

Mẹ H’Bia Bling: Dạ vâng, cháu nó vẫn nhắc tôi đấy ạ.

Bác sĩ: Mà giờ tôi mới hỏi đây, tại sao chị để bệnh tiến triển nặng thế mới đến bệnh viện vậy, chậm chút nữa là ảnh hưởng đến tính mạng rồi. Trước đó chị không đi khám à?

Mẹ H’Bia Bling: Dạ không bác sĩ ơi, trước lúc tôi mới ho, có uống thuốc của ông cụ trong bản thì đỡ, sau một thời gian thấy nặng hơn thì tôi có đi nhờ ông thầy cúng. Ổng nói tôi bị con ma rừng ám , phải cúng mất mấy con gà con heo mới khỏi. Tôi cũng nghe theo, vừa mới về thì bị ngất đi đấy ạ.

Bác sĩ: Trời ơi, nguy hiểm quá. Bà bị ho lao, bệnh này mà cúng thì sao khỏi được. Rồi sao mà bà biết mà vào bệnh viện?

Mẹ H’Bia Bling: Dạ, đó là nhờ con bé H’Bia nhà tôi, cháu thấy tôi ho. Nó bảo tôi phải đi bệnh viện , mà tôi không chịu, khi tôi đang cúng thì đột nhiên ho rồi ngất đi. Tỉnh lại thì đã thấy mình ở bệnh viện này rồi. Mà bác sĩ ơi, bệnh tôi có nặng không ạ, phải cúng mấy con heo nữa mới khỏi ạ?

Bác sĩ: Ôi, bà ơi, bệnh của bà là bệnh phổi phải dùng thuốc đặc trị, chứ cúng làm sao mà hết được. Mấy hôm nay chúng cháu cho bà uống thuốc thì đã đỡ hẳn rồi đúng không nào?

Mẹ H’Bia Bling: Vâng, cũng phải. Mà bác sĩ ơi, tôi cứ thấy lo lắm. Bệnh của tôi nằm ở bệnh viện thế này, uống thuốc như thế có đắt lắm không bác sĩ. Nói thật là nhà tôi nghèo lắm. Con bé H’Bia đi học về còn phải đi làm thêm bên ngoài nữa, thì hai bà cháu mới đủ nuôi nhau. Bình thường, chỗ tôi chỉ khám miễn phí mỗi khi có bác sĩ về bản thôi, nên là...

Bác sĩ: Bà yên tâm, từ ngày 1.1 năm 2021 nhà nước ta có Chính sách thông tuyến Bảo hiểm y tế. Trong đó nêu rõ, người bệnh có thẻ BHYT được tự lựa chọn điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trên toàn quốc. Thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện, khi điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, dù không cần giấy chuyển viện thì vẫn được coi là điều trị đúng tuyến. Nên bà đừng lo, bà là người trên 75 tuổi, lại ở sống tại địa bàn các xã, thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt khó khăn, nên được nhà nước cấp thẻ Bảo hiểm Y tế miễn phí. 

Mẹ H’Bia Bling: Ôi thế ạ, thế thì may quá, tôi cứ sợ phải mất thêm nhiều tiền nữa.

Bác sĩ: Bây giờ bà phải giữ sức chữa bệnh, có khó khăn gì thì cứ nói với chúng cháu. À mà, cháu biết hoàn cảnh của bà nên cả khoa chúng cháu đã góp được một chút ít tiền, cháu gửi bà để bà bồi dưỡng thêm. Với lại, bà phải bảo cháu gái ăn uống tốt hơn nhé. Cháu thấy em nó gầy lắm.

Mẹ H’Bia Bling: Ôi, cảm ơn bác sĩ ạ, thế này thì bà cháu tôi mang ơn mọi người nhiều lắm.

Bác sĩ: Dạ, có gì đâu ạ. Ơ, cô cháu bà về rồi kìa, thôi cháu xin phép bà, cháu còn đi khám cho các bệnh nhân khác nữa, cháu chào bà ạ.

Mẹ H’Bia Bling: Vâng, chào bác sĩ, cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới