Nội dung: Câu chuyện tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, sát với Biên giới Campuchia. Bà con dân tộc Khmer nơi đây cuộc sống còn nhiều khó khăn. Do việc đi lại rất vất vả, vì vậy việc học tập tại huyện là một thử thách cho nhiều học sinh. Bằng sự vận động khéo léo của mình, những thày cô giáo đã tìm cách giúp các em học sinh đến trường , thực hiện ước mơ học tập của các em
Radio tiếng Thái:
Radio tiếng Mông:
Thằng Som con trai bà Dung có vẻ hơi buồn. Hôm vừa rồi có các thầy cô trên tỉnh về tuyên truyền mời các học sinh đủ tiêu chuẩn vào cấp 3 lên học trường Dân tộc nội trú tỉnh. Thằng Som nhà bà học giỏi có tiếng ở trường cấp 2 xã. Nên khi thấy chúng bạn quanh nhà được bố mẹ cho lên tỉnh học, nó cũng háo hức lắm, mấy hôm nay nói chuyện này suốt. Mà bà Dung thì lại chẳng thích Som đi học trên đó. Nhà có hai mẹ con, nếu Som đi lên tỉnh thì nhà còn mỗi mình bà. Nhưng cũng khó nghĩ vì nhìn con buồn bà cũng không nỡ.
Ngoài cửa có tiếng nói chuyện ríu rít, bất ngờ có mấy người bước vào.
Giáo viên: Cho hỏi đây có phải nhà em Kim Som không ạ?
Mẹ Som: Đúng rồi đấy, các anh chị hỏi ai?
Giáo viên: Vâng chúng cháu là giáo viên của trường dân tộc nội trú tỉnh, hôm nay xin phép gia đình cho em Kim Som, năm nay vào lớp 10 của trường dân tộc nội trú tỉnh ạ.
Mẹ Som: Ối giời ôi, nhà tôi nghèo lắm, lấy đâu ra tiền để học cao thế được ạ các anh chị ơi.
Giáo viên: Cô ơi cô, đi học này không mất tiền đâu cô ạ, lại còn được nhà nước cấp học bổng nữa đấy ạ.
Mẹ Som: Thật thế hả chị, tôi thì tôi chả biết, nhưng tôi nghĩ cứ đi học trên tỉnh thì thường thường sẽ tốn kém lắm.
Giáo viên: Không có đâu cô ơi, đây này cô nhé , cháu đọc cho cô thông tin trên công văn của tỉnh mình cô nhé: Học sinh bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhà ở xa trường, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được, thì sẽ được hỗ trợ tiền ăn (40% mức lương tối thiểu chung) và tiền nhà ở (10% mức lương tối thiểu chung), hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Đây nữa ạ: Học sinh trường phổ thông DTNT, trường dự bị đại học còn được hưởng các chế độ hỗ trợ khác như là: hỗ trợ tiền tàu xe nghỉ hè hoặc nghỉ tết; học phẩm; tiền điện nước, bảo hiểm y tế.
Đấy cô ơi, đi học được chu cấp hết rồi, cô cho em Som đi học cô nhé. Mà tiện đây cháu xin phép giới thiệu với cô bạn Tiến là người cùng xóm mình đây ạ, bạn Tiến nay đã là sinh viên của trường Đại học Y khoa, bạn ấy đã học mấy năm ở tỉnh rồi đó cô.
Mẹ Som: À đúng là thằng Tiến con nhà bà Hà xóm trên đây mà, trước nghịch lắm mà giờ cao ráo, sáng sủa, đẹp trai thế này cơ á. Sinh viên đại học rồi cơ à, giỏi quá.
Giáo viên: Dạ, ngày xưa bạn này nghịch lắm ạ. Nhưng giờ bạn ấy đang là sinh viên trường y của tỉnh đấy ạ, hôm nay bạn ấy cùng về đây để cùng vận động các em cùng xã đi học trường ở trên tỉnh
Mẹ Som: Ai chứ, nhà cháu Tiến thì tôi biết rồi, cũng khó khăn y như gia đình tôi. Thằng Som nhà tôi cũng thích đi học lắm, mà tôi cứ lo là không có tiền để cho nó đi học. Nay được nhà nước có chính sách thế này thì quá là tốt, tôi chắc chắn sẽ cho đi học luôn.
Giáo viên: Vâng, thế thì tốt quá rồi cô ạ, em Som mà nghe được tin này thì chắc vui lắm. Hôm trước em có tâm sự với cháu là mẹ không đồng ý cho đi học. Cô này, em Som học tốt lắm cô ạ, nếu mà không học tiếp thì phí phạm quá ạ
Mẹ Som: Thì tôi cũng biết thế. Thấy anh ý buồn mấy hôm nay , nay thì tôi hiểu ra rồi, có sự giúp đỡ của các cô các bác trên tỉnh thì tôi nhất định cho Som đi học. Cô cũng mong Som học giỏi rồi thi đỗ vào Đại học như anh Tiến đây thì vui quá
Giáo viên: Tất nhiên rồi cô ạ, em Som ấy, em có nói với chúng cháu là em ấy có ước mơ là làm giáo viên, để sau này quay về dạy các em nhỏ trong làng mình đấy ạ
Mẹ Som: Ôi cái thằng , nó cứ hoắng lên thế chứ không biết có nên cơm cơm cháo gì không nữa.
Giáo viên: Dạ cô ơi cô không phải lo đâu, cháu tin, chắn chắn là em Som sẽ học tốt ạ.
Mẹ Som: Tôi cũng chỉ mong được như thế. Cảm ơn cô giáo nhiều.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!