Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Chung tay bảo vệ biên cương

Mặt trời vừa lấp ló, A Páo lùa ngay 2 con trâu ra khỏi chuồng, lòng đầy hứng khởi. A Páo định bụng sẽ lùa chúng men theo con đường mòn, qua khe suối nhỏ rồi sang bên kia biên giới để gặm đám cỏ non mơn mởn.

Radio tiếng Thái:

 

 

Radio tiếng Mông:

Đang lững thững đi theo hai con trâu, A Páo chợt thấy bộ đội Hùng

A Páo: Ồ, chào bộ đội Hùng! Bộ đội đi đâu vậy?  

Bộ đội Hùng: À, chúng tôi vừa đi tuần tra về, A Páo lùa trâu đi đâu lại sang bên này, nương nhà A Páo bên kia cơ mà ?

A Páo: Bộ đội Hùng nhớ thật đấy, nhưng hôm nay tôi không lên nương, tôi đang cho trâu sang bên kia ăn cỏ. Cỏ bên đó tốt lắm.

Anh Hùng nhìn A Páo thoáng chút đắn đo, rồi nói:

Bộ đội Hùng: Bây giờ hẵng còn sớm, A Páo buộc trâu vào gốc cây kia đi, rồi ta ngồi đây nói chuyện. Tôi có thuốc lá này thơm lắm, mời A Páo.

A Páo: Ôi, bộ đội có thuốc ngon ạ, cho tôi xin một điếu.

Bộ đội Hùng: Nương ngô nhà A Páo năm nay có tốt không?

A Páo: Tốt lắm chứ, nhắc đến thì phải cảm ơn cái cán bộ đã giúp dân bản cách trồng ngô.

Bộ đội Hùng: Thế nếu như nương ngô nhà A Páo đang tốt như vậy, bỗng có ai đó vào bẻ ngô chẳng hỏi gì A Páo cả thì A Páo thấy sao?

A Páo: Thì tôi chẳng lấy gậy mà quật cho nó, chừa cái tội bẻ trộm ngô nhà người ta.

Bộ đội Hùng: Thế có ai đó đến nhà A Páo mà chẳng hỏi, chẳng gọi A Páo; cửa chính không đi lại nhảy qua hàng rào vào nhà; thấy vườn nhà A Páo có rau ngon, họ cho gà, cho lợn nhà họ vào ăn thì A Páo thấy sao?

A Páo: Nếu thế thì tôi không chỉ quật nó đâu nhá, tôi còn bắt nó giải lên Ủy ban hoặc Công an xã để cho chính quyền xử lý ấy chứ. Mà này, hôm nay bộ đội Hùng làm sao thế, hỏi gì mà lạ vậy?

Bộ đội Hùng (cười): Nương của A Páo, nhà của A Páo thì A Páo giữ như vậy, thế sao A Páo lại định cho trâu sang bên kia biên giới ăn cỏ. A Páo cũng biết đó là đất của nước bạn rồi mà.

 A Páo (lúng túng gãi đầu): Ơ... thì...  Bộ đội Hùng không biết đấy, trước kia bên này với bên ấy còn chung một bản, bà con hai bên vẫn thường qua lại mà. Nhiều gia đình trong bản còn có dâu, rể là người bên nước bạn. Rồi trâu bên nọ còn lạc sang bên kia ấy chứ, chủ trâu lại sang tìm về, có sao đâu.

Bộ đội Hùng: Tôi biết chứ, nhưng chính vì thế mà A Páo nghĩ cho trâu sang bên kia ăn cỏ thông thường như ”cơm ăn, nước uống hàng ngày” vậy, Tuy nhiên như thế là vi phạm quy định về Đường biên mốc giới đấy!

A Páo: Ơ, nếu bộ đội nói thế, chẳng lẽ từ nay tôi không được sang bên đó thăm bạn tôi à?

Bộ đội Hùng: Thế này A Páo à, pháp luật của nhà nước ta đã quy định việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới[1], tức là A Páo muốn sang bên kia thăm bạn phải đến đúng nơi quy định chứ không phải cứ tùy tiện theo đường tắt, lối mòn mà sang đâu. Không chỉ thế mà còn phải có một trong các giấy tờ như là: giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới, hay là giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh này; rồi lại còn phải tuân theo những quy định của Hiệp định về Quy chế biên giới đã ký kết giữa nước ta với nước láng giềng, ở trên từng tuyến biên giới nữa[2].

A Páo: Thế nếu có tình sang thì bị phạt nhỉ, phải không bộ đội Hùng?

Bộ đội Hùng: Đúng đó A Páo à. Cụ thể như việc qua lại biên giới không có giấy tờ theo quy định, hoặc qua lại biên giới không đúng các điểm quy định có thể bị xử phạt đến 300.000 đồng; hoặc việc chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới có thể bị phạt đến 500.000 đồng[3].

A Páo: May mà gặp bộ đội Hùng chứ không thì tôi đã vi phạm pháp luật rồi đấy. Bao lâu nay, tôi cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản bộ đội à!

Bộ đội Hùng: Phải hiểu rõ đấy, Đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, sắp tới lại có thêm lễ kết nghĩa giữa hai bản giáp biên cho bà con ta để thể hiện ý thức của người công dân về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, vừa gắn bó, lại vừa có tinh thần giữ vững lãnh thổ, tôn trọng chủ quyền, pháp luật, phong tục, tập quán mỗi nước.

Chúng tôi đang triển khai phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Nhà A Páo là một trong hơn 20 hộ gia đình có nương, rẫy sát đường biên sẽ ký nhận đường biên, mốc giới để phối hợp với Đồn biên phòng quản lý, bảo vệ. Mọi người là những người trực tiếp sống và có quyền lợi với từng mảnh đất, hòn đá, gốc cây trên biên giới này. Chúng tôi tin tưởng mỗi người dân biên giới thực sự là những ”cột mốc biên cương” vững chắc. 

A Páo: Bộ đội Hùng cứ yên tâm, ngày nào tôi cũng lên nương, có chuyện gì xảy ra với đường biên, cột mốc là tôi biết ngay thôi, tôi sẽ báo ngay cho bộ đội, cho chính quyền. 

Bộ đội Hùng: Bộ đội biên phòng chúng tôi làm tốt được nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc là nhờ rất nhiều vào sự phối hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là người dân bản nơi đây.

Nắng sớm đã trải rộng trên cả một dải biên cương Tổ quốc xanh ngút ngàn, đẹp hùng vĩ.



[1] Khoản 1 Điều 15 Luật Biên giới quốc gia.

[2] Điểm b Khoản 1, Điều 8 Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý của khẩu biên giới đất liền

[3]  Điều 8 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.