Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nội dung: Chuyện xảy ra ở tỉnh Điện Biên. Ở đây, người dân tộc Thái, Mông… sinh sống. Do phong tục đốt rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân mỗi mùa mưa về. Là người con của rừng, anh Giàng A Sang đã cùng cán bộ kiểm lâm thuyết phục người dân bỏ đốt rừng mà nhận giao khoán rừng. Một mặt phát triển kinh tế, một mặt bảo vệ đời sống người dân cũng như bảo vệ tài nguyên rừng cho đất nước.

Radio tiếng Thái:

Radio tiếng Mông:

Anh Giàng A Sang đang đi kiểm tra rừng khu vực nhà mình thì nhìn thấy Vừ Khúa Xá chuẩn bị đốt rừng làm rẫy. Anh Sang vội vàng chạy tới để can thiệp.

             

Giàng A Sang: Ôi Xá ơi, không được đốt rừng đâu. Đốt rừng là bị bắt đấy.

             

Vừ Khúa Xá: Ơ, anh Sang đấy à. Khoảnh rừng này bỏ không lâu rồi lại ngay nhà tôi. Tôi thấy phí quá nên chỉ đốt một miếng để trồng cây ngô,cây khoai thôi. Làm gì mà bắt tôi.

             

Giàng A Sang: Anh Xá ơi, không được đâu. Đốt rừng là vi phạm pháp luật đấy. Bao nhiêu vụ người dân chỉ đốt một khoảnh nhỏ nhưng lại thành ra cháy cả một cánh rừng đấy. Thiệt hại biết bao nhiêu. Rồi người đốt bị bắt đi tù thật đấy.

             

Vừ Khúa Xá: Ôi, anh cứ lo chuyện không đâu. Tôi cẩn thận lắm. Tôi canh lửa mà. Thôi, anh về đi để tôi còn làm việc.

             

Giàng A Sang: Anh đừng làm thế. Anh muốn đốt rừng thì tôi không đồng ý đâu. Nếu anh đốt là tôi báo cán bộ Kiểm lâm, cán bộ xã đấy.

             

Vừ Khúa Xá: Ơ cái ông này, chuyện nhà ông à? Thế bây giờ tôi hỏi ông. Nhà tôi giờ không có gì ăn, tôi chẳng phải làm tí nương để kiếm cái ăn à. Chứ chẳng lẽ lại phải bỏ bản bỏ làng để đi kiếm ăn như mấy năm vừa rồi à?

             

Giàng A Sang: Anh Xá ơi, tôi bày cho anh cách này anh vừa có rừng, vừa có cái để làm kinh tế, phát triển đời sống. Lo được cho con cái, gia đình mình. Thế có được không?

             

Vừ Khúa Xá: Được thế thì còn gì bằng. Anh nói xem nào.

             

Giàng A Sang: Hiện nay đang có chủ trương là: Xã, huyện mình đang có chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, chăm sóc. Anh được tiền công từ dịch vụ môi trường rừng lên đến cả 30 triệu ấy. Ngoài ra anh còn có nguồn thu từ lâm sản phụ trong rừng như măng tre, cành cây khô làm chất đốt nữa cơ. Nói chung là chăm rừng thì anh chỉ được lợi thôi. Còn phá rừng thì vi phạm pháp luật đấy.

             

Vừ Khúa Xá: Ô, thế cơ à. Tôi mới về làng nên chưa biết. May có anh chỉ cho cách chăm rừng thế này thì tốt quá. Thế anh dẫn tôi đi luôn đi, tôi không đốt rừng nữa. Tôi sẽ cùng mọi người bảo vệ rừng mới được.            

            

Giàng A Sang: Này Khùa Xá, đi đâu mà tay xách nách mang nhiều thứ thế này?

             

Vừ Khúa Xá: Ôi A Sang đấy à, tôi vừa đi chợ về, mua ít đồ hôm nay nhà tổ chức liên hoan.

             

Giàng A Sang: Liên hoan gì thế, có chuyện gì mà vui vậy?

             

Vừ Khúa Xá: À đấy chuyện này nếu không có anh Sang là không được đâu. Nghe lời anh, tôi tham gia công tác bảo vệ rừng đến nay là đến ngày được nhà nước chi trả tiền công. Bây giờ hiện đại lắm, mình không phải đi ra đâu nhận tiền mà đến ngày là nhà nước gửi vào tài khoản ngân hàng rồi. Mừng quá anh ơi. Tôi mua ít đồ về khao cả mấy nhà xung quanh đây. Tối nay mời anh sang nhà tôi ta cùng uống chén rượu chúc mừng nhé

             

Giàng A Sang: Thế là tốt rồi. Tối tôi sang nhé.

             

Vừ Khúa Xá: Anh nhớ sang đấy. À mà mấy nhà hàng xóm của tôi thấy tôi tham gia bảo vệ rừng, vừa được nhà nước trả tiền , vừa được khai thác lâm sản trong rừng nên đều muốn tham gia. Tối anh đến nói chuyện thêm với họ nhé.

             

Giàng A Sang: Chắc chắn rồi, tôi về đây.

             

Vừ Khúa Xá: Vâng, chào anh nhé.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới