Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới Chiềng Khừa

Là xã biên giới còn nhiều khó khăn, xã Chiềng Khừa (Mộc Châu) đang phát huy tối đa nội lực để xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, với địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh còn thiếu đang là thách thức lớn đối với địa phương trong việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Trụ sở xã Chiềng Khừa (Mộc Châu) được xây dựng khang trang.

Đến với xã Chiềng Khừa lần này, tuyến đường vào xã đang được trải nhựa, chỉ còn khoảng 5 km đường đất dẫn tới trung tâm xã vẫn còn khó đi do các đơn vị đang gấp rút thi công. Tính đến giữa năm 2019, xã Chiềng Khừa mới đạt 7/19 tiêu chí nông thôn mới, gồm: Quy hoạch, thủy lợi, điện, thông tin và truyền thông, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, y tế, giáo dục; còn 12 tiêu chí chưa đạt, trong đó có 7 tiêu chí đạt thấp là: Giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, nhà ở dân cư, hộ nghèo, văn hóa. Đây đều là những tiêu chí quan trọng, có liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân, vì vậy cấp ủy, chính quyền xã luôn trăn trở và tập trung tìm các giải pháp để phấn đấu hoàn thành trong thời gian tới.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án về xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách xã hội cho người nghèo, các nguồn vốn ưu đãi tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở xã. Song, với đặc thù xã vùng cao, biên giới, bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế; cơ cấu kinh tế còn yếu, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chưa phát triển, bà con gieo trồng và sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, vì vậy đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở xã mới đạt 13,7 triệu đồng/người/năm. Hiện, xã Chiềng Khừa còn tới 42% số hộ nghèo.

Mặc dù quá trình làm đường giao thông nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân nhưng việc triển khai còn gặp khó khăn do mức thu nhập của bà con trong xã thấp, khó huy động nguồn lực đóng góp; hơn thế, địa bàn xã rộng, địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt, dân cư phân bố không tập trung, nguyên vật liệu tại chỗ không có, phải vận chuyển từ nơi khác tới, dẫn đến đội giá do cước vận chuyển. Hiện tại, xã mới chỉ bê tông, cứng hóa được 4 tuyến với tổng số 1/48 km đường giao thông nông thôn, còn lại vẫn là đường đất. Đây là thử thách rất lớn đối với xã để có thể hoàn thành tiêu chí về giao thông.

Ông Lò Văn Hương, Chủ tịch UBND xã Chiềng Khừa cho biết: Được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư, tuyến đường đến trung tâm xã sắp được hoàn thành, giúp giá vận chuyển hàng hóa và nông sản giảm đáng kể. So sánh từ năm 2015, giá thuê xe chở hàng từ huyện đến xã có giá 2-2,5 triệu đồng/chuyến thì đến nay đã giảm xuống còn 1-1,5 triệu đồng/chuyến. Giá cước vận chuyển giảm, giúp chi phí sản xuất giảm và nông sản hàng hóa của nông dân tiêu thụ thuận lợi hơn. Cũng từ thực tế đó mà người dân ở các bản đã nâng cao nhận thức và đồng thuận, chỉ chờ huyện hỗ trợ xi măng sẽ làm đường bê tông.

Cùng với đó, xã Chiềng Khừa cũng đặc biệt quan tâm tháo gỡ các khó khăn để nâng thu nhập cho người dân thông qua triển khai các giải pháp: Vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi; mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả. Xã đã phối hợp với các cơ quan, phòng ban chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân. Đến nay, bà con trong xã duy trì gieo cấy 24,3 ha lúa xuân, 55,2 ha lúa mùa; gieo trồng gần 40 ha ngô ủ ướp, 433 ha ngô lấy hạt; chuyển đổi gần 200 ha đất nương trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả như: Cam, bơ, mận, mơ, nhãn và 72,5 ha chanh leo; nuôi hơn 4.000 con gia súc, hơn 11.200 con gia cầm; khoanh nuôi bảo vệ 4.300 ha rừng tự nhiên. Đồng thời, vận động nhân dân thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như: Mô hình nuôi bò nhốt chuồng, nuôi lợn thịt, lợn sinh sản; mô hình trồng ngô ủ ướp liên kết với Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu; mô hình hợp tác trồng cây chanh leo liên kết với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc; mô hình trồng cây gai AP1 liên kết với Tập đoàn An Phước...

Thời gian tới, xã Chiềng Khừa sẽ chọn các tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau, phấn đấu mỗi năm đạt từ 2-3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế gia đình; bê tông hóa các tuyến đường giao thông... Ngoài sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng tình, ủng hộ của người dân, xã Chiềng Khừa rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành của tỉnh, huyện và các doanh nghiệp, giúp Chiềng Khừa đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.