Khẳng định thương hiệu sản phẩm chè Vân Hồ

Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ đã nâng tầm sản phẩm chè địa phương đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, tiêu thụ các chuỗi liên kết trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, tăng thu nhập cho người trồng chè và tạo việc làm cho lao động trên địa bàn.

Mời chúng tôi thưởng thức ly trà matcha xanh mát, anh Nguyễn Xuân Trường - người sáng lập và là Giám đốc Công ty cổ phần chè Chiềng Đi, kể: Trước đây, tôi làm việc cho công ty chè của Nhật Bản, sau đó lập công ty riêng năm 2013. Vùng đất Mộc Châu, Vân Hồ có độ cao, khí hậu mát mẻ, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao và thổ nhưỡng rất thích hợp cho cây chè phát triển, ít sâu bệnh, không những cho hương vị chè đặc trưng, mà còn dễ sản xuất chè hữu cơ. Bởi vậy, tôi quyết định chọn Vân Hồ làm nơi lập nghiệp với cây chè.

Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần chè Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ

Anh Trường đã đầu tư trên 30 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng và máy móc công nghệ Nhật Bản để chuyên sản xuất chè xuất khẩu. Từ năm 2018, Công ty chuyển sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ. Công ty liên kết với hơn 50 hộ dân xây dựng vùng nguyên liệu 30 ha chè theo quy trình hữu cơ nghiêm ngặt. Công ty cung cấp phân bón hữu cơ nhập khẩu từ New Zealand cho bà con để bón cho chè, đến khi thu hoạch mới phải trả tiền. Ngoài ra, Công ty còn có các tổ kỹ thuật giúp các hộ phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc sinh học, hỗ trợ 50% chi phí và công phun.

Theo anh Trường, trồng chè hữu cơ sẽ mất năm đầu năng suất sụt giảm so với trồng chè thông thường. Tuy nhiên, từ năm thứ 2 trở đi, cây chè cho năng suất ngang, thậm chí cao hơn so với trồng chè thông thường, bởi phân hữu cơ cải thiện tốt cho đất và có tính bền vững, giúp cho cây chè khỏe, ít sâu bệnh. Năng suất bình quân các hộ trồng chè hữu cơ liên kết với công ty đạt 25 – 28 tấn/ha/năm, tăng 30-40% so với trước. Trong khi chè thông thường các nơi thu mua 5-7 nghìn đồng/kg, còn chè hữu cơ được Công ty thu mua 12-15 nghìn đồng/kg. Đặc biệt, Công ty có chính sách khuyến khích các hộ nông dân chăm bón chè, với các hộ có chè đạt năng suất, chất lượng cao thì được nhiều ưu đãi về giá vật tư và giá thu mua cao hơn.

Công ty sản xuất hữu cơ chè từ khâu trồng, chăm sóc và vận chuyển, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu. Trước đây, toàn bộ sản phẩm chè của Công ty đều xuất khẩu sang thị trường các nước Nhật Bản, Đài Loan, Úc,… Tuy nhiên, khi thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khiến xuất khẩu ngừng trệ. Do vậy, anh Trường đã chuyển hướng sản xuất thêm sản phẩm để tiêu thụ trong nước. Được huyện, tỉnh hỗ trợ, năm 2020, Công ty cho ra đời 2 sản phẩm trà matcha, trà sencha được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Sản phẩm OCOP có chứng nhận của cơ quan chức năng, có truy xuất nguồn gốc, nên nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ ở trong nước thông qua các chuỗi tiêu thụ, góp phần giúp Công ty vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, đảm bảo đầu ra sản phẩm cả 2 thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các sản phẩm trà của Công ty cổ phần chè Chiềng Đi

Với hướng đi đúng đắn, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi đạt doanh thu hàng năm từ 25 đến 30 tỷ đồng, đóng góp đầy đủ cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho 18 công nhân với mức lương bình quân 5-9 triệu đồng/người/tháng.

Bà Nguyễn Thị Hoàn, công nhân Công ty cổ phần chè Chiềng Đi, cho biết: Tôi ở  bản Chiềng Đi, vào làm công nhân phụ trách công đoạn lên hương chè, đóng gói chè. Công việc ổn định, không nặng nhọc. Bình quân mỗi tháng, tôi được 5,5 triệu đồng, được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, nên yên tâm lao động.

Dự định phát triển, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi từng bước mở rộng diện tích vùng nguyên liệu. Nghiên cứu thị trường với các sản phẩm tiện lợi, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, năm 2023, Công ty đang có ý tưởng phát triển thêm các sản phẩm trà OCOP 4 sao cấp tỉnh, gồm: Trà hữu cơ, trà xanh gạo lứt, trà sữa matcha 3 trong 1, quảng bá sản phẩm chè Vân Hồ chất lượng, sạch tới người tiêu dùng.

Phạm Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã quyết nghị thông qua Nghị quyết số 477/NQ-HĐND về việc điều chỉnh, giao dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2025 cho các cơ quan đơn vị khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.
  • 'Phát hiện 2 thực vật quý hiếm trong sách đỏ ở Sơn La

    Phát hiện 2 thực vật quý hiếm trong sách đỏ ở Sơn La

    Xã hội -
    Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp vừa phát hiện loài hoa dơi đen (Tacca chantrieri) tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp địa phận xã Huổi Một, huyện Sông Mã và cây lá dương đỏ tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp. Đây là thực vật quý hiếm trong sách đỏ, ở bậc đe dọa nguy cấp (EN). 
  • 'Giữ vững thế trận lòng dân

    Giữ vững thế trận lòng dân

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đứng chân trên địa bàn biên giới, gồm các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, Đồn Biên phòng Mường Lèo luôn thực hiện tốt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, tập trung vận động nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” nơi phên dậu Tổ quốc.
  • 'Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Xã hội -
    Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vào ngày 15/5/1941 với 5 đội viên đầu tiên, do chiến sĩ giao liên anh hùng Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng) làm Đội trưởng. Suốt những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm sóc và rèn luyện, dẫn dắt ngày càng phát triển vững mạnh, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • '“Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    “Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    Kinh tế -
    Giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm quả chính vụ, nông dân huyện Sông Mã tích cực học tập, áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả trái vụ, rải vụ thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • 'Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Kinh tế -
    Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Sơn La tập trung xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Đây là bước đi chiến lược, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.