Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

Là xã vùng III của huyện Thuận Châu, xã Bản Lầm, có 957 hộ chủ yếu là dân tộc Thái và Mông, sinh sống tại 6 bản. Đời sống người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Giọng nữ
Nông dân bản Pùa, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, kiểm tra diện tích cây cà phê.

Khai thác hiệu quả hơn 4.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp, xã vận động nhân dân chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Thanh niên lập thân lập nghiệp”… thu hút hội viên, đoàn viên tham gia.

Ông Cà Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Từ nguồn vốn của các chương trình, chính sách của Nhà nước, gần 2 năm qua, cả xã có 17 hộ dân được hỗ trợ máy móc, nông cụ sản xuất và chuyển đổi ngành nghề; 400 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ bò sinh sản. Xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Đến nay, toàn xã có 747 hộ được vay vốn, tổng dư nợ hơn 43 tỷ 380 triệu đồng.

Nông dân bản Hiềm, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, chuẩn bị phân bón cho diện tích cây cà phê.

Tập trung phát triển kinh tế, Bản Lầm xác định cây cà phê là cây trồng chủ lực. Đến nay, toàn xã có hơn 1.490 ha cây cà phê, trong đó, 1.439 ha cho thu hoạch, sản lượng 14.490 tấn quả tươi. Ngoài ra, bà con chăm sóc hơn 100 ha cây ăn quả, duy trì 134 ha lúa ruộng; chăn nuôi hơn 3.000 con gia súc và 12.000 con gia cầm.

Từ năm 2017 trở lại đây, 161 hộ dân bản Hiềm đã tích cực chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn năng suất thấp sang trồng cây cà phê. Ông Lèo Văn Hùng, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Hiềm, nói: Quá trình trồng, cây cà phê hợp đất, khí hậu, lại được các thương lái, hợp tác xã thu mua sản phẩm ổn định nên bà con sản xuất hiệu quả. Hiện nay, bản có gần 400 ha cây cà phê, nhiều hộ có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên từ trồng cây cà phê, như các gia đình ông Lèo Văn Thủy, Cầm Văn Thỉnh, Lò Văn Phanh... Kinh tế phát triển, đời sống người dân nâng lên, năm 2024, bản chỉ còn 27 hộ nghèo, giảm 15 hộ so với năm 2023.

Mô hình nuôi gà Lạc Thủy của gia đình anh Quàng Văn Diên, bản Pùa, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu.

Rời bản Hiềm, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi gà Lạc Thủy của gia đình anh Quàng Văn Diên, bản Pùa. Năm 2019, anh Diên đầu tư mô hình nuôi gà Lạc Thủy, quy mô 500 con, đến nay, tăng lên 1.000 con/lứa. Giống gà Lạc Thủy có thời gian nuôi khoảng 5 tháng là xuất bán với giá 100 nghìn đồng/kg. Anh Diên cho biết: Thời gian tới, ngoài nuôi gà thương phẩm, gia đình sẽ đầu tư nuôi gà đẻ trứng và nuôi lợn thịt, quy mô 100 con. Từ mô hình nuôi gà, mỗi năm gia đình thu hơn 100 triệu đồng.

Khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế, đời sống người dân nơi đây có sự đổi thay. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 42%, giảm 9% so với năm 2023. Phát huy kết quả đạt được, xã Bản Lầm tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác theo hướng hữu cơ, sạch, an toàn. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây cà phê, cây ăn quả. Vận động thành lập HTX, liên kết sản xuất theo quy trình VietGAP, bao tiêu sản phẩm; mở rộng các mô hình kinh tế hiệu quả thành công, tạo thêm việc làm, chung sức xây dựng nông thôn mới.

Với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, Bản Lầm sẽ tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động nội lực phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Năm 2025, xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 37%.

Bài, ảnh: Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện Đề án 666 tại huyện Thuận Châu

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện Đề án 666 tại huyện Thuận Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 14/5, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác đã kiểm tra việc thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn 2026-2030 (Đề án 666) và nắm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Thuận Châu. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
  • 'Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đảng viên

    Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 14/5, Chi bộ Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 19/5 cho đồng chí Đinh Minh Thái, Phó Bí thư chi bộ, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh. Dự buổi lễ có đồng chí Lê Tiến Quân, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh.
  • 'Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xã hội -
    Cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, huy động các nguồn lực thực hiện, Sơn La đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, về đích trước 5 tháng so với kế hoạch. Những ngôi nhà kiên cố được hoàn thành, biến ước mơ an cư lạc nghiệp của hàng nghìn gia đình khó khăn thành hiện thực, bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Xã hội -
    Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực huy động nguồn lực, trực tiếp đóng góp tiền của, ngày công giúp nhân dân biên giới xây dựng nhà ở kiên cố, an cư, bám bản, giữ đất, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
  • 'Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta. Cùng với các nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã huy động sức dân để hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách.
  • 'Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nông thôn mới -
    Phong trào “Xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp” gắn với xây dựng nông thôn mới, đang được huyện Phù Yên triển khai hiệu quả, ngày càng lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường.
  • 'Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Sức khỏe -
    Trong hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ, luôn có các tình nguyện viên nhiệt tình, kiên trì đồng hành. Họ được ví như “cánh tay nối dài”, không ngại khó khăn, với tấm lòng thiện nguyện luôn chia sẻ yêu thương đến cộng đồng.