Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Bảo vệ môi trường trong chế biến cà phê

Niên vụ 2024-2025, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn có 1.250 ha cà phê, sản lượng đạt gần 25.000 tấn quả cà phê tươi. Thời điểm này, đang vào mùa thu hoạch, sản xuất và chế biến cà phê, xã tập trung đảm bảo sản xuất, tiêu thụ, vừa chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến cà phê.

Giọng nữ
 

 

 
 

 

 

Ông Đoàn Quang Dũng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ban, cho biết: Niên vụ chế biến cà phê năm 2023-2024, tình trạng ô nhiễm từ sơ chê, chế biến cà phê trên địa bàn xã có giảm, nhưng chưa bền vững. Nguyên nhân, do các hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sơ chế nông sản, nhưng không có đủ quỹ đất thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn. Các đối tượng vi phạm có nhiều thủ đoạn chống đối, trốn tránh khi kiểm tra... gây khó khăn trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, việc xác định chính xác chủ thể, nguyên nhân gây ô nhiễm còn gặp khó khăn do địa hình khu vục chủ yếu là hang karts...

Nông dân bản Hợp Ba Văn Tiên sơ chế, chế biến cà phê.

 

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chế biến cà phê niên vụ này, ngay từ tháng 9, xã cùng với với UBND huyện Mai Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, đất đai trong hoạt động sơ chế cà phê theo các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Tài nguyên nước 2023, Luật Đất đai 2024.

Đồng thời, tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân đăng ký sơ chế cà phê niên vụ 2024-2025 ký cam kết về chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn nước; giấy phép kinh doanh sơ chế chế biến nông sản. Bên cạnh đó, xã thành lập 3 tổ công tác thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động và việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, việc thực hiện cam kết của các cơ sở. 

Đoàn kiểm tra liên ngành của xã Chiềng Ban tuyên truyền các hộ dân đảm bảo vệ sinh môi trường trong sơ chế cà phê.

Anh Cầm Văn Đình, bản Thạy Lốm 6/1, chủ cơ sở chế biến cà phê, cho biết: Xưởng của tôi hiện có 1 máy xay sát vỏ cà phê tươi, 1 lò sấy, công suất 10 tấn cà phê/ngày. Xưởng đã xây dựng 3 bể chứa nước thải thể tích 1.000 m3, lót bạt chống thấm; xử lý mùi hôi, sử dụng men vi sinh cho xuống bể, lượng nước thải được quay trở lại tưới cho cây trồng trong vườn.

Kiểm tra các cơ sở chế biến cà phê, ông Lò Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Niên vụ cà phê 2024-2025, toàn xã có 78 hộ đăng ký sơ chế, chế biến quả cà phê tươi. Đến nay, 100% các cơ sở chế biến có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, các bể chứa thu gom được lót bạt chống thấm HDPE. Tuy nhiên, qua kiểm tra, có trường hợp vi phạm kế hoạch bảo vệ môi trường đối với hoạt động chế biến cà phê. Tổ kiểm tra của xã sẽ tiếp tục kiểm tra; chỉ đạo các các thôn, bản, nơi có hộ sơ chế tăng cường giám sát, báo cáo về xã, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường với cơ sở chế biến cà phê niên vụ 2024-2025.

Thời điểm nay, xã Chiềng Ban chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm do hoạt động sơ chế cà phê. UBND xã tiếp tục tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và đất đai đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân; vận động người dân, cộng đồng dân cư tích cực đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; kiểm tra, giám sát các hộ thực hiện sơ chế, chế biến cà phê, xử lý nghiêm các trường hợp không có biện pháp thu gom, xử lý, lưu chứa lượng nước thải phát sinh hoặc xả nước thải sơ chế cà phê ra môi trường. Yêu cầu các hộ chỉ được phép hoạt động sơ chế cà phê khi có các công trình thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải, công trình bảo vệ môi trường đảm bảo theo quy định.

Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến cà phê cần có sự quyết tâm vào cuộc chủ động của cả hệ thống chính trị; nâng cao ý thức chấp hành quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở chế biến cà phê, góp phần đảm bảo môi trường trên địa bàn và phát triển sản xuất và chế biến cà phê bền vững.

Nguyễn Yến- Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2” được triển khai tại Sơn La đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhân dân.
  • 'Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Kinh tế -
    Những ngày đầu tháng 7, tại bản Híp, phường Chiềng Sinh, vườn nho hạ đen của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh rộn ràng bước vào vụ thu hoạch. Khung cảnh nên thơ của vườn nho đang vào độ chín rộ, đã trở thành điểm đến hút khách vào cuối tuần.
  • 'Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Xã hội -
    Sự thay đổi bất thường của thời tiết, 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Sơn La xảy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Theo dự báo, các tháng cao điểm mùa mưa có nhiều đợt mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Vì vậy, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện các biện pháp, ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn gây ra.
  • 'Lái xe thận trọng, an toàn

    Lái xe thận trọng, an toàn

    An toàn giao thông -
    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 6, đoạn từ Km 151+700 địa phận xã Vân Hồ đến Km 212 địa phận phường Mộc Châu, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông, nhất là mùa mưa lũ.
  • 'Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Xã hội -
    Cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trở về với đời thường, nhiều cựu chiến binh là thương bệnh binh, điều kiện kinh tế khó khăn, không ít người phải sống trong những ngôi nhà tạm. Bằng tình cảm, trách nhiệm, Hội Cựu chiến binh tỉnh (nay là Ban công tác Cựu chiến binh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, giúp hội viên có cuộc sống ổn định, thắt chặt thêm tình đồng chí, nghĩa đồng đội.
  • 'Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Khoa Giáo -
    Năm học 2025-2026, toàn tỉnh sẽ tuyển sinh trên 60.000 học sinh vào các lớp đầu cấp từ bậc mầm non đến THPT, tăng khoảng 3,5% so với năm học trước. Công tác tuyển sinh đang được các địa phương triển khai đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định.