Xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương

Phát triển các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, Thành phố chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ chương trình mỗi xã một sản phẩm để nâng cao chất lượng, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất theo chuỗi... góp phần tăng giá trị, thu nhập cho người sản xuất.

Giọng nữ
Sản phẩm thịt trâu gác bếp Hoa Xuân được bày bán tại Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất năm 2023.

Hằng năm, Thành phố rà soát, đăng ký và xây dựng kế hoạch lộ trình triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tư vấn nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng. Cùng với đó, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm được tăng cường kết nối, mở ra cơ hội cho các sản phẩm địa phương phát triển.

Từ năm 2021 đến nay, Thành phố tổ chức 35 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP và hướng dẫn phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ 5 HTX được cấp giấy chứng nhận VietGAP và xây dựng hệ thống nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ 3 HTX đổi mới bao bì; hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử...

Năm 2023, sản phẩm thịt trâu gác bếp Hoa Xuân của hộ kinh doanh Tòng Thị Hoa, bản Lầu, phường Chiềng Lề được nâng hạng từ sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao. Chị Tòng Ngọc Hoa, chủ hộ kinh doanh, chia sẻ: Để thăng hạng thành công cho sản phẩm thịt trâu khô đặc sản, gia đình tôi không ngừng hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, gia đình đã đổi mới bao bì, hoàn thiện quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, thịt trâu gác bếp Hoa Xuân đã khẳng định chất lượng, có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước thông qua hệ thống đại lý và các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.

Nhờ sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp, HTX và cơ sở sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm. Đến nay, Thành phố có 10 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao; 7 sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao; 1 sản phẩm được chứng nhận OCOP 5 sao.

Năm 2024, Thành phố phát triển thêm 4 sản phẩm OCOP mới, gồm: Chẳm chéo của Công ty cổ phần ABC Tây Bắc; quýt của HTX Bôm Sen, xã Chiềng Cọ; bưởi của Chiềng Xôm; dao của xã Chiềng Ngần. Để đạt mục tiêu, Thành phố đang khảo sát, đánh giá tiềm năng, hoạt động tài chính và nguồn gốc sản phẩm của các chủ thể tham gia chương trình. Đồng thời, hướng dẫn các nhóm hộ, tổ sản xuất, HTX và doanh nghiệp quy trình đóng gói bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc và các thủ tục cần thiết để được công nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Chẳm chéo” là một trong những gia vị đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái Sơn La. Với mong muốn lưu giữ và giới thiệu ẩm thực độc đáo này, anh Hồ Văn Tâm, bản Ka Láp, xã Chiềng Ngần, sản xuất, phát triển thành sản phẩm bán ra thị trường từ năm 2022. Ban đầu, việc sản xuất thủ công và chưa có thương hiệu, gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Do đó, quá trình phát triển sản phẩm, anh vừa xây dựng thương hiệu, quảng bá và lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Anh Hồ Văn Tâm, Giám đốc Công ty cổ phần ABC Tây Bắc, bản Ka Láp, xã Chiềng Ngần, cho biết: Sau 3 năm, sản phẩm “Chẳm chéo” của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến, tin dùng, tiêu thụ khoảng 15.000 - 20.000 lọ chẳm chéo/tháng. Công ty đang tích cực xây dựng thương hiệu và hướng tới đạt chứng nhận OCOP, nhằm nâng cao uy tín, chất lượng, giúp sản phẩm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Chương trình OCOP không chỉ đóng vai trò nâng cao chất lượng sản phẩm, còn là động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Thành phố sẽ tiếp tục định hướng phát triển các sản phẩm OCOP gắn với tiềm năng và thế mạnh, nhất là các sản phẩm nông sản, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Bài, ảnh: Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. 
  • 'Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Pi Toong, huyện Mường La có 15 chi bộ trực thuộc, với tổng số 444 đảng viên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình và cách làm sáng tạo về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Thị xã Mộc châu hiện có hơn 11.400 ha cây ăn quả; gần 3.000 ha rau; hơn 2.100 ha chè. Biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, mưa đá, lũ lụt… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của thị xã đã phát triển sản xuất theo hướng chủ động, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 'Mô hình ánh sáng vùng biên

    Mô hình ánh sáng vùng biên

    Quốc phòng -
    Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2020, đang góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.