Phụ nữ Tông Lạnh giúp nhau giảm nghèo

Hội LHPN xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu hiện có 30 chi hội, 2.338 hội viên. Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, Hội tích cực vận động, hướng dẫn hội viên lao động sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng các mô hình hiệu quả..., nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo.

 

Mô hình trồng mía cho thu nhập cao của phụ nữ bản Củ A, Tông Lạnh (Thuận Châu).

Với phương châm hướng về cơ sở, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập..., Hội LHPN xã đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ phù hợp với điều kiện và khả năng phát triển của từng gia đình hội viên. Hằng năm, tiến hành khảo sát, phân loại hoàn cảnh hội viên để có kế hoạch huy động nguồn vốn hỗ trợ, hướng dẫn hội viên sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, vận động cán bộ, hội viên tham gia góp vốn giúp phụ nữ nghèo, duy trì hoạt động của các tổ tín dụng tiết kiệm; đẩy mạnh các phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, "Phụ nữ lao động sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...; vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, như: Trồng rau sạch, nuôi lợn thịt, nuôi dê, bò nhốt chuồng...; phối hợp với các ngành chức năng mở lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ, hội viên áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ; vận động các chi hội nhận giúp đỡ gia đình hội viên phụ nữ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ cao tuổi đơn thân, phụ nữ tàn tật, trẻ em mồ côi... 

Theo bà Lường Thị Thức, Chủ tịch Hội LHPN xã, Tông Lạnh hiện còn 935 hộ nghèo, 568 hộ cận nghèo; trong đó, 141 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Thông qua các chương trình ủy thác, giúp phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, năm 2018, Hội đã cho hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế, đạt tổng dư nợ gần 5 tỷ đồng; vận động xây dựng quỹ hội được 428 triệu đồng, giúp 214 hội viên vay vốn thực hiện các mô hình kinh tế; một số mô hình làm ăn hiệu quả đã có thu nhập từ 100 - 300 triệu đồng/năm.

Chị Lò Thị Thương, bản Dẹ B, xã Tông Lạnh, phấn khởi: Tham gia sinh hoạt chi hội phụ nữ bản, tôi được tạo điều kiện vay vốn và hướng dẫn kỹ thuật trồng mía. Sau 5 năm, gia đình tôi đã khai thác và trồng được 6 ha mía. Ngay từ vụ thu hoạch đầu tiên, trừ hết mọi chi phí, gia đình tôi thu gần 300 triệu đồng. Cũng từ mía, đời sống gia đình tôi ngày càng được cải thiện; chúng tôi còn đầu tư mua được 1 máy xúc, 1 ô-tô vận tải để làm thêm dịch vụ...

Phát huy tốt vai trò, Hội LHPN xã Tông Lạnh tiếp tục duy trì các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, hội viên; định hướng hoạt động, hỗ trợ hiệu quả giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thơ mộng thác Dải Yếm

    Thơ mộng thác Dải Yếm

    Ảnh -
    Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn - Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với cao nguyên Mộc Châu. Thác được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m, được chia thành 2 nhánh thác chính, một bên 9 tầng một bên 5 tầng, tựa như những cung bậc tình yêu. Thác Dải Yếm đẹp nhất từ tháng 6 -10 hàng năm, bởi thời điểm này, lượng nước đổ về nhiều nhất, thác nước đổ trắng xóa như dải lụa giữa núi đồi, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, khiến cho bất kỳ ai khi đến đây cũng ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy.
  • 'Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
  • 'Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • 'Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Xã hội -
    Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đã thể hiện được vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp, đề xuất với Ban Giám đốc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đề ra.
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    Giúp các tổ, bản xác định được tiềm năng, lợi thế, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, Thành phố Sơn La đã phát động, triển khai mô hình “Mỗi bản một mô hình kinh tế”, đem lại kết quả tích cực.
  • 'Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Nông nghiệp -
    Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.