Nậm Mằn nỗ lực giảm nghèo

Cách trung tâm huyện 30km, Nậm Mằn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Sông Mã. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đang từng bước được nâng lên.

Cán bộ xã Nậm Mằn tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc.

Nậm Mằn có 8 bản, với gần 700 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Thái và Mông. Ông Phạm Văn Đức, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Để giúp nhân dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Khảo sát đất đai, địa hình và khoanh vùng để triển khai các chính sách hỗ trợ giống cây trồng, con nuôi phù hợp với thổ nhưỡng và trình độ canh tác của bà con.

Trong phát triển kinh tế, xã đã kết nối với doanh nghiệp giúp nhân dân liên kết sản xuất, phát triển vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp, tạo vùng nguyên liệu tập trung. Hiện nay, bà con đang thâm canh hơn 160 ha lúa 2 vụ, 245 ha lúa nương, 380 ha cây lấy củ có bột, 27 ha cây công nghiệp ngắn ngày; chăm sóc 144 ha nhãn, xoài; chăn nuôi hơn 6.600 con gia súc và 50.000 con gia cầm, chăm sóc hơn 1.700 đàn ong. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 10 tỷ đồng để cho các hội viên nghèo vay phát triển sản xuất và hướng dẫn các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Bên cạnh đó, xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phục tráng gạo nếp tan Lương tại bản Chả Huổi, để nhân rộng ra 8 bản trong xã. Ngoài ra, bà con còn chăm sóc 167 ha cây quế và đang triển khai trồng thêm 140 ha cây mắc ca. Bên cạnh đó, từ nguồn hỗ trợ 120 triệu đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 50 triệu đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ, còn lại là của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ, xã đã xóa nhà tạm cho 11 hộ. Năm 2022, thu nhập bình quân đạt hơn 17 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31,7%.

Năm 2022, xã được Nhà nước đầu tư 6,2 tỷ đồng xây dựng 2 nhà văn hóa bản; 2 công trình thủy lợi và 1 tuyến đường giao thông nông thôn tại các bản Nậm Mằn, Chả Huổi, Nà Cà, Chạy Cang. Năm nay, xã tiếp tục được Nhà nước đầu tư xây dựng và sửa chữa 5 nhà văn hóa bản, 2 công trình thủy lợi, đổ bê tông 0,7 km đường bản nội bản Chạy Cang, Nậm Mằn và thi công xây dựng trụ sở trạm y tế xã.

Ông Quàng Văn Loan, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Chạy Cang, phấn khởi: Trước đây, tuyến đường nội bản dài gần 1 km là đường đất, vào mùa khô thì bụi, mùa mưa lầy lội, người dân đi lại khó khăn. Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ khoảng 97% kinh phí làm đường, còn lại bà con trong bản đóng góp đổ bê tông tuyến đường. Bản rất mong Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư để 100% tuyến đường nội bản được bê tông hóa, giúp bà con đi lại thuận tiện.

Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và quyết tâm vươn lên của nhân dân, Nậm Mằn sẽ bứt phá vươn lên, nhân dân có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thơ mộng thác Dải Yếm

    Thơ mộng thác Dải Yếm

    Ảnh -
    Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn - Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với cao nguyên Mộc Châu. Thác được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m, được chia thành 2 nhánh thác chính, một bên 9 tầng một bên 5 tầng, tựa như những cung bậc tình yêu. Thác Dải Yếm đẹp nhất từ tháng 6 -10 hàng năm, bởi thời điểm này, lượng nước đổ về nhiều nhất, thác nước đổ trắng xóa như dải lụa giữa núi đồi, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, khiến cho bất kỳ ai khi đến đây cũng ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy.
  • 'Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
  • 'Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • 'Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Xã hội -
    Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đã thể hiện được vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp, đề xuất với Ban Giám đốc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đề ra.
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    Giúp các tổ, bản xác định được tiềm năng, lợi thế, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, Thành phố Sơn La đã phát động, triển khai mô hình “Mỗi bản một mô hình kinh tế”, đem lại kết quả tích cực.
  • 'Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Nông nghiệp -
    Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.