Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Giọng nữ
Nhân dân bản Háng Chơ, xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, thu hoạch sơn tra.
Ảnh: Thu Thảo

PV: Xin ông cho biết, nhiệm vụ cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chương trình nhằm hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, hỗ trợ các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Trong đó, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.

Chương trình tập trung vào mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh 3%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo bình quân 4-5%/năm và huyện Thuận Châu thoát nghèo. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất. Hỗ trợ người lao động có việc làm bền vững; hỗ trợ người lao động trên địa bàn huyện nghèo đi làm việc ngoài nước theo hợp đồng; cải thiện dinh dưỡng ở trẻ em; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, như việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

PV: Là cơ quan thường trực, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho tỉnh triển khai chương trình thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi đã tăng cường phối hợp với các sở, ngành và các huyện, thành phố trong công tác tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh. Nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời. Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 12/4/2022 về thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. 12/12 huyện, thành phố đã kiện toàn ban chỉ đạo cấp huyện và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định. 204/204 xã đã kiện toàn ban quản lý cấp xã để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện. Hoạt động của ban chỉ đạo các chương trình MTQG các cấp được triển khai hiệu quả, phát huy vai trò của người đứng đầu trong việc nắm bắt tình hình, chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, huyện, thành phố giải quyết các vướng mắc và tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Phối hợp với các sở, ngành và các huyện, thành phố tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

PV: Xin ông cho biết những kết quả đạt được sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Từ năm 2021 đến nay, các huyện nghèo đã lồng ghép nguồn vốn các Chương trình MTQG để đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, công trình điện an toàn, trường học... Đến hết tháng 9/2024, đã giải ngân gần 460 tỷ đồng, đạt 44,3% tổng kinh phí được giao. Trong đó, vốn đầu tư giải ngân gần 348 tỷ đồng, đạt 71,9%; vốn sự nghiệp giải ngân hơn 111 tỷ đồng, đạt 20%. Ngoài ra, toàn tỉnh đã huy động gần 355 tỷ đồng xã hội hóa thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 7.330 hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.

Đối với nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021-2024, các huyện Thuận Châu, Sốp Cộp đã xây dựng 23 công trình đường giao thông, 12 công trình giáo dục, 6 công trình nước sinh hoạt, 2 công trình điện, 11 công trình văn hóa, 1 công trình thủy lợi. Về nguồn vốn sự nghiệp, các huyện nghèo được đầu tư duy tu, bảo dưỡng 55 tuyến đường giao thông, 10 công trình thủy lợi, 20 công trình nước sinh hoạt, 4 công trình văn hóa, 1 công trình thể thao... Nhờ đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo được củng cố, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021, xuống còn 14,17% năm 2023, bình quân giảm trên 3%/năm.

Bên cạnh đó, 100% số người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn 26,1%; tỷ lệ trẻ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 96,3%; có 94,3% số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet. Ngoài ra, 72% số hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật, giảm nghèo, kiến thức, kỹ năng, mô hình giảm nghèo...

PV: Những nhiệm vụ cơ bản của Chương trình trong thời gian tới được xác định thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 8,17% vào cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của 2 huyện nghèo là Thuận Châu và Sốp Cộp, giảm từ 4-5%/năm và huyện Thuận Châu thoát nghèo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho tỉnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, quản lý, điều hành thực hiện Chương trình theo quy định. Đồng thời, phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG.

Tăng cường nắm bắt tiến độ triển khai và những khó khăn, vướng mắc, báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư bảo đảm tiến độ xây dựng các dự án; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

PV: Cảm ơn ông!

Hồng Luận (Thực hiện)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thơ mộng thác Dải Yếm

    Thơ mộng thác Dải Yếm

    Ảnh -
    Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn - Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với cao nguyên Mộc Châu. Thác được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m, được chia thành 2 nhánh thác chính, một bên 9 tầng một bên 5 tầng, tựa như những cung bậc tình yêu. Thác Dải Yếm đẹp nhất từ tháng 6 -10 hàng năm, bởi thời điểm này, lượng nước đổ về nhiều nhất, thác nước đổ trắng xóa như dải lụa giữa núi đồi, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, khiến cho bất kỳ ai khi đến đây cũng ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy.
  • 'Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
  • 'Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • 'Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Xã hội -
    Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đã thể hiện được vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp, đề xuất với Ban Giám đốc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đề ra.
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    Giúp các tổ, bản xác định được tiềm năng, lợi thế, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, Thành phố Sơn La đã phát động, triển khai mô hình “Mỗi bản một mô hình kinh tế”, đem lại kết quả tích cực.
  • 'Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Nông nghiệp -
    Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.