Phát huy mọi nguồn lực giảm nghèo bền vững

Với mục tiêu giảm 2% số hộ nghèo/năm, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Mai Sơn đã vào cuộc quyết liệt đưa chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, từng bước nâng cao thu nhập.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn

giải ngân cho hộ nghèo xã Phiêng Pằn vay vốn phát triển kinh tế.

Ông Vũ Tiến Đĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn cho biết: Hằng năm, huyện Mai Sơn đã giao chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể đến từng địa phương để triển khai thực hiện. Các ngành là thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của huyện chủ động phối hợp, triển khai các chính sách về giảm nghèo đến các xã, thị trấn; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo. Triển khai hiệu quả các chương trình giảm nghèo, như: Thực hiện các mô hình khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật; tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân nhận khoán bảo vệ rừng để được hưởng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng; hỗ trợ và khuyến khích người dân thực hiện các dự án trồng cây ăn quả chất lượng cao... Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ được công khai dân chủ từ cơ sở, lấy ý kiến từ các bản, người dân, lựa chọn, bình xét theo thứ tự ưu tiên nên nội dung đầu tư, hỗ trợ đúng đối tượng theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng đồng bào đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Trong 3 năm qua, huyện Mai Sơn đã tổ chức các lớp dạy nghề cho trên 530 lao động nông thôn; hỗ trợ thực hiện 59 mô hình sản xuất, với gần 3.000 lượt hộ nghèo tham gia; đầu tư 38 công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt và nhà văn hóa bản, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 30 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình dự án giảm nghèo. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, đã giải ngân gần 490 tỷ đồng, cho trên 11.300 lượt người vay vốn hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo vay làm nhà ở theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ... Đồng thời, với trên 8 tỷ đồng từ các nguồn vốn: Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ việc làm của tỉnh, nguồn vốn các tổ chức hội Trung ương cấp cho các hội đoàn thể huyện quản lý đã cho trên 400 lượt người vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh...

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn

hướng dẫn người dân xã Phiêng Pằn (Mai Sơn) làm thủ tục vay vốn.

Ngoài ra, huyện Mai Sơn còn tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các bản đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 19%, giảm trên 6% so với năm 2016; toàn huyện đạt trên 230 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tăng 158 tiêu chí so với năm 2012, bình quân đạt trên 11 tiêu chí/xã; 19/20 xã có đường giao thông đến trung tâm đi được 4 mùa và trên 200 km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa; 19/20 xã đạt tiêu chí thủy lợi; 20/22 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế... Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2-3%/năm. Đặc biệt có xã vùng 3 giảm trên 10%, tỷ lệ tái nghèo thấp.

 Bên cạnh việc triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là ý thức, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo. Nhiều hộ nghèo không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước mà tự vươn lên thoát nghèo. Điển hình gia đình anh Đào Văn Lư, ở bản Mai Tiên, xã Mường Bon (Mai Sơn) trước đây là hộ nghèo, do không có việc làm ổn định. Năm 2016, anh được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Sơn cho vay 30 triệu đồng, gia đình anh đã đầu tư trồng rau và tham gia vào HTX rau an toàn Tiên Sơn, nên có thu nhập ổn định. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới khang trang, anh Lư xúc động nói: Ngôi nhà này của gia đình tôi xây dựng được là nhờ sự chung tay giúp sức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và bà con trong bản. Giờ đây có nhà kiên cố để ở, có việc làm, vợ chồng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau sạch để tăng thu nhập, nuôi dạy các con ăn học chu đáo.

Năm 2019, huyện Mai Sơn tập trung triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp các hộ nghèo, cận nghèo tại các xã, bản đặc biệt khó khăn nâng cao năng lực sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo. Đồng thời, việc lựa chọn vật nuôi, cây trồng, xây dựng các mô hình sinh kế giảm nghèo xuất phát từ nhu cầu cộng đồng, hộ nghèo; lựa chọn các dự án, mô hình phù hợp với nhu cầu, điều kiện và khả năng sản xuất của các hộ tham gia gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thơ mộng thác Dải Yếm

    Thơ mộng thác Dải Yếm

    Ảnh -
    Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn - Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với cao nguyên Mộc Châu. Thác được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m, được chia thành 2 nhánh thác chính, một bên 9 tầng một bên 5 tầng, tựa như những cung bậc tình yêu. Thác Dải Yếm đẹp nhất từ tháng 6 -10 hàng năm, bởi thời điểm này, lượng nước đổ về nhiều nhất, thác nước đổ trắng xóa như dải lụa giữa núi đồi, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, khiến cho bất kỳ ai khi đến đây cũng ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy.
  • 'Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
  • 'Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • 'Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Xã hội -
    Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đã thể hiện được vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp, đề xuất với Ban Giám đốc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đề ra.
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    Giúp các tổ, bản xác định được tiềm năng, lợi thế, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, Thành phố Sơn La đã phát động, triển khai mô hình “Mỗi bản một mô hình kinh tế”, đem lại kết quả tích cực.
  • 'Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Nông nghiệp -
    Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.