Góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn

Trên địa bàn Thành phố hiện có 26 HTX hoạt động trong các lĩnh vực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tây Bắc

ứng dụng kỹ thuật mới trồng rau thủy canh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong quá trình hoạt động, các HTX linh hoạt phát triển theo hướng đa ngành nghề, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ðặc biệt, các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chú ý phát triển theo hướng hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Tiêu biểu như HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tây Bắc, thành lập năm 2018 gồm 11 thành viên, triển khai mô hình sản xuất rau quả an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với ứng dụng công nghệ cao và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm rau của HTX đã được cấp chứng nhận nông sản an toàn và được kết nối, giới thiệu ở nhiều sự kiện trong và ngoài tỉnh. Để tìm hiểu thêm quy mô, quy trình sản xuất của HTX, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất rau của HTX đặt tại xã Chiềng Ngần (Thành phố). Tiếp chúng tôi không phải các thành viên trong Ban Giám đốc, mà chính là những nhân công đang chăm sóc từng luống rau chuẩn bị cho thu hoạch. Ngơi tay chăm những luống rau thủy canh, anh Cà Văn Hoàng thổ lộ: Tôi quê gốc ở xã Chiềng Ngần, trước đây khi chưa vào làm ở HTX, kinh tế gia đình tôi khó khăn; thu nhập bấp bênh vì tôi không có nghề nghiệp ổn định. Năm 2018, vào làm ở HTX, tôi được hướng dẫn kỹ thuật, quy trình chăm sóc rau, giờ tôi được đánh giá là một trong những người có tay nghề cứng và được ban giám đốc tin tưởng giao nhiệm vụ chăm sóc khu vực rau trồng trong nhà lưới. Vui nhất khi được nhận vào làm công nhân của HTX  tôi đã có việc làm ổn định với mức lương gần 5 triệu đồng/tháng.

Trao đổi thêm công việc với anh Phạm Đình Tuấn, Giám đốc HTX, chúng tôi được biết thêm HTX hiện có 3,3 ha đất trồng rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP. Trong đó, 2.000 m2 ứng dụng công nghệ cao trong quy trình sản xuất rau, củ quả gọi là Aquaponic (nghĩa là kết hợp giữa nuôi cá và trồng rau thủy canh), đây là phương pháp canh tác 100% hữu cơ, sử dụng vi sinh vật để chuyển hóa toàn bộ phân hữu cơ từ cá thành dinh dưỡng để cây hấp thụ và phát triển, một mô hình canh tác hết sức ưu việt. Do đầu tư thâm canh đảm bảo chất lượng an toàn, nên giá thành các sản phẩm rau của HTX bán ra thường cao hơn từ 30% - 40% so với các loại rau bán trên thị trường. Toàn bộ diện tích trồng rau Aquaponic, chúng tôi đang thu hoạch cà chua, rau các loại bán ra thị trường từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, doanh thu đến nay ước khoảng 168 triệu đồng, lợi nhuận 68 triệu đồng; sản phẩm rau củ của HTX được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là tạo chuyển biến trong nhận thức về canh tác cho lao động địa phương, tham gia trực tiếp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất các loại rau an toàn; cả hai nhiệm vụ đều hướng đến mục tiêu sau cùng là tạo việc làm và sinh lợi cho người địa phương trên cơ sở khai thác thế mạnh sẵn có. Hiện tại, HTX  tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương, mức lương từ 4,5 triệu đồng trở lên/người/tháng.

Ngoài HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tây Bắc, Thành phố còn có HTX Nông nghiệp hữu cơ Chiềng Sinh, HTX Đại Dương, HTX Chiềng Xét, HTX Bôm Sen... tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức lương từ 3,5 triệu đến 5 triệu đồng/tháng, tuy chưa cao nhưng đủ để người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, các HTX nông nghiệp cũng đã phát huy vai trò tập hợp, vận động thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thông qua các HTX, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh được phổ biến nhanh đến nông dân; tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; các dịch vụ nông nghiệp cũng được ứng dụng một cách linh hoạt hơn; một số HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên, góp phần giải quyết bài toán lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

UBND Thành phố đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hợp tác xã, hộ gia đình theo Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển cây ăn quả và Quyết định số 1381/QĐ-UBND của UBND tỉnh về hỗ trợ thực hiện Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La... Đồng thời, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; tích cực áp dụng sản xuất nông sản theo quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm và tham gia chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản an toàn... góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thơ mộng thác Dải Yếm

    Thơ mộng thác Dải Yếm

    Ảnh -
    Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn - Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với cao nguyên Mộc Châu. Thác được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m, được chia thành 2 nhánh thác chính, một bên 9 tầng một bên 5 tầng, tựa như những cung bậc tình yêu. Thác Dải Yếm đẹp nhất từ tháng 6 -10 hàng năm, bởi thời điểm này, lượng nước đổ về nhiều nhất, thác nước đổ trắng xóa như dải lụa giữa núi đồi, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, khiến cho bất kỳ ai khi đến đây cũng ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy.
  • 'Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
  • 'Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • 'Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Xã hội -
    Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đã thể hiện được vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp, đề xuất với Ban Giám đốc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đề ra.
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    Giúp các tổ, bản xác định được tiềm năng, lợi thế, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, Thành phố Sơn La đã phát động, triển khai mô hình “Mỗi bản một mô hình kinh tế”, đem lại kết quả tích cực.
  • 'Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Nông nghiệp -
    Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.