Dự án giảm nghèo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sau 8 năm triển khai, Dự án giảm nghèo giai đoạn II trên địa bàn huyện Bắc Yên đạt nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng dự án.

 

Người dân bản Cao Đa, xã Phiêng Ban (Bắc Yên) được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Dự án giảm nghèo giai đoạn II, thực hiện tại huyện Bắc Yên được triển khai trên địa bàn 96 bản có tỷ lệ hộ nghèo cao thuộc 10 xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng, Phiêng Ban, Hồng Ngài, Phiêng Côn, Pắc Ngà, Hua Nhàn. Từ năm 2010 đến nay, Dự án thực hiện một khối lượng lớn công việc, chia làm 4 hợp phần: Phát triển kinh tế huyện; ngân sách phát triển xã; tăng cường năng lực; quản lý dự án. Hợp phần phát triển kinh tế huyện đã đầu tư xây dựng 52 công trình cơ sở hạ tầng và thực hiện 4 liên kết đối tác sản xuất; hợp phần ngân sách phát triển xã đã thực hiện 1.243 tiểu dự án với tổng vốn đầu tư hơn 138 tỷ đồng. Các công trình, tiểu dự án được đầu tư xây dựng, khi hoàn thành, đưa vào sử dụng được vận hành, bảo trì thường xuyên, phát huy hiệu quả.

Ông Lê Văn Kỳ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên cho biết: Quá trình thực hiện Dự án đã phát huy cao tinh thần làm chủ của nhân dân, người dân được biết, được bàn, được tham gia, thực hiện ngay từ khi đề xuất lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Qua đó, tạo sự đồng thuận nhất trí cao và khơi dậy tình đoàn kết gắn bó trong các tầng lớp nhân dân.

Triển khai Dự án, người dân được hưởng lợi rất nhiều từ các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó đã đầu tư xây dựng 135 tuyến đường đất dài 232 km; 19 tuyến đường bê tông dài 7 km; 22 cầu cống, tổng vốn đầu tư hơn 23 tỷ đồng. Sau khi đầu tư đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho 12.408 hộ dân hưởng lợi trong việc đi lại, vận chuyển, giao thương, mua bán hàng hóa. Đồng thời, huyện đã triển khai xây dựng 66 công trình nước sạch được dẫn về tận hộ gia đình, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, góp phần phòng tránh dịch bệnh. Nhiều công trình thủy lợi được đầu tư, sau khi hoàn thành đã đảm bảo nước tưới cho hàng trăm ha lúa nước, góp phần nâng cao sản lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình, công trình thủy lợi bản Háng Tâu, xã Xím Vàng, ngay sau khi đưa vào vận hành khai thác, người dân đã khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng từ 30 ha lên 45 ha; công trình thủy lợi bản Háng Đồng B, Háng Đồng C, xã Làng Chếu sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng đã góp phần tăng diện tích canh tác lên 16 ha, cao hơn 5 ha so với khi chưa có công trình... góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Với việc thực hiện đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, hỗ trợ sáng kiến kinh doanh, hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất, Dự án giảm nghèo giai đoạn II thực hiện 30 liên kết đối tác sản xuất, với 540 nhóm sở thích, trong đó số nhóm dành riêng cho phụ nữ chiếm 41,7%, tương đương 225 nhóm với tổng số thành viên tham gia 2.455 lượt người. Đến nay, nhiều mô hình nhóm sản xuất cùng sở thích đã phát triển thành các tổ hợp tác và hợp tác xã. Trong đó phải kể đến nhóm nuôi dê sinh sản giống địa phương tại bản Cao Đa 1, xã Phiêng Ban. Được thành lập năm 2013, với 9 thành viên trong đó có 2 hộ khá, 7 hộ nghèo, hoạt động ban đầu chủ yếu nuôi các loại gia cầm nhỏ lẻ phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Từ khi các hộ quyết định thành lập nhóm cùng sở thích “Nuôi dê sinh sản giống địa phương” với số dê giống được dự án hỗ trợ 18 con (2 con/hộ). Sau 2 năm, đàn dê phát triển thêm 15 con, nhờ tiêm phòng đầy đủ, kịp thời, hiện mỗi hộ có 4-5 con dê giống; một số hộ chuyển sang nuôi thêm lợn, bò. Đến nay, trong nhóm chỉ còn 2 hộ nghèo, từ những thành quả đã đạt được, năm 2017, nhóm quyết định thành lập thành tổ hợp tác. Để phát huy những thành quả của dự án, trên cơ sở các nội dung các nhóm được tập huấn về quản lý nhóm, kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ ban đầu từ dự án, huyện Bắc Yên tiếp tục vận động các nhóm thực hiện tốt nội dung quy chế của nhóm đã đề ra và hỗ trợ các thành viên khác phát triển. Một số nhóm hiện nay phát triển thành tổ hợp tác, một số nhóm phối hợp với Ban phát triển xã vận động các thành viên nhóm kết nạp các thành viên mới vào để hướng dẫn cách chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế.

Các công trình, tiểu dự án của Dự án giảm nghèo giai đoạn II, tuy nguồn vốn đầu tư hỗ trợ không lớn, nhưng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đó, chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các xã nghèo trên địa bàn huyện Bắc Yên phát triển nâng cao thu nhập cho người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Kinh tế -
    Khai thác vùng nguyên liệu tre rộng hơn 2.000 ha, HTX Tân Xuân Nông nghiệp 269 Tân Xuân, tại bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ cây tre, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên.
  • 'Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Xã hội -
    Chú trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty cổ phần Phân bón Sông Lam Tây Bắc đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp người lao động yên tâm làm việc, đồng hành với doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • 'Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Xã hội -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thị xã Mộc Châu tích cực tham gia phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số.
  • 'Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Xã hội -
    Trong bối cảnh chuyển đổi sâu rộng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, giai cấp công nhân và người lao động tỉnh Sơn La đang ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu, đồng thời là một bộ phận chính trị - xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương.
  • 'Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Du lịch -
    Cùng với các yếu tố thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nét văn hóa độc đáo, thì sự đa dạng về ẩm thực của các dân tộc với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc, đã làm tăng sức hấp dẫn, mời gọi du khách tìm về khám phá và trải nghiệm vùng đất Sơn La.
  • 'Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xã hội -
    Quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, những năm qua, tổ chức công đoàn tỉnh Sơn La không ngừng được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền, của đoàn viên và người lao động trong tỉnh.
  • 'Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Du lịch -
    Cách thành phố Sơn La hơn 100 km, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, sở hữu nhiều lợi thế phát triển du lịch. Miền “mây trời quyện với núi non” này là điểm đến lý tưởng, thu hút đông đảo du khách thích săn mây và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ. Tà Xùa đang tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch phát triển bền vững.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Xây dựng Đảng -
    Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra 19 chỉ tiêu, với 49 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu, tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và các tổ chức hội, đoàn thể, chăm lo đời sống của nhân dân.