Chung tay giúp hội viên phụ nữ xóa đói, giảm nghèo

Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực trong phong trào giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bắc Yên đã giúp nhiều hội viên thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, nhiều hội viên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Yên

kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay để phát triển kinh tế của hội viên.

Bà Lường Thúy Vinh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Yên, cho hay: Hội hiện có 10.856 hội viên sinh hoạt tại 119 chi hội cơ sở. Thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, nhất là phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, hàng năm Hội tiến hành khảo sát và xác định nguyên nhân đói, nghèo để có hình thức phù hợp giúp hội viên thoát nghèo. Hội tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như nâng cao chất lượng tổ chức hội cơ sở; huy động các nguồn vốn cho phụ nữ nghèo vay; tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn vốn vay của các cơ sở hội; duy trì hiệu quả các tổ tiết kiệm tạo vốn vay không tính lãi để chị em có điều kiện phát triển kinh tế. Đồng thời thường xuyên nắm bắt tư tưởng cán bộ, hội viên, phụ nữ các dân tộc, để hội phụ nữ các cấp thực sự là nơi sẻ chia, là điểm tựa, bạn đồng hành cho chị em nói chung, phụ nữ nghèo nói riêng. Đến nay, các tổ chức hội đều phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiên cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế, hiện tổng dư nợ do các cấp Hội quản lý là trên 79 tỷ đồng với 5 tổ vay vốn, tiết kiệm cho trên 2.200 lượt hội viên vay vốn phát triển kinh tế.

Tới thăm mô hình phát triển kinh tế của Hội LHPN một số xã trên địa bàn huyện, như: Phiêng Ban, Mường Khoa... các chi hội đều phân công những hội viên có điều kiện kinh tế khá giúp đỡ hội viên nghèo nhiều việc làm thiết thực, như: trao đổi kiến thức chăm sóc đàn vật nuôi, cây ăn quả; hướng dẫn sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ... Điển hình như: Mô hình chăn nuôi lợn của hội viên Lừ Thị Nhố, bản Phúc, xã Mường Khoa. Năm 2015, bà Nhố được vay 50 triệu đồng thông qua Hội LHPN xã tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư nuôi lợn, mỗi năm xuất bán từ 2 - 3 tấn lợn thịt, trừ hết chi phí thu 100 - 150 triệu đồng/năm. Bà Nhố phấn khởi nói: Được Hội LHPN xã và huyện tạo điều kiện cho vay vốn và giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, sau 3 năm, tôi đã trả hết số tiền vay và có dư tiền để tiếp tục chăn nuôi, cuộc sống của gia đình đã đổi thay rất nhiều.

Ngoài gia đình bà Nhố, còn có rất nhiều những hội viên cũng đã và đang tập trung phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, như: Mô hình chăn nuôi lợn thịt của hội viên Hà Thị Phong, bản Nà Sài, xã Pắc Ngà thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm; hội viên Lường Thị Du, bản Cang, xã Phiêng Ban với mô hình kinh doanh bò giống cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm... Ngoài việc vay vốn để phát triển sản xuất, nhiều hội viên còn sử dụng nguồn vốn vay để tạo công ăn, việc làm cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn, điển hình như: Mô hình thu mua nông sản, buôn bán hàng thổ cẩm dân tộc Thái của hội viên Đèo Thị Nhồn, bản Chim Hạ, xã Chim Vàn cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 3 hội viên phụ nữ khác với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Nhờ tinh thần đoàn kết, chung tay giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, nhiều hội viên phụ nữ nghèo được hỗ trợ giống, vốn, công lao động để mở rộng sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Thời gian tới, Hội LHPN huyện tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cơ sở hội tập trung hỗ trợ dứt điểm từng hội viên theo phương châm “Nhiều người giúp một người” từ giống, vốn đến ngày công lao động; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi, trồng trọt đến tận các xã, bản, đóng góp vào kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 - 4%/ năm của toàn huyện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên phụ nữ.

Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thơ mộng thác Dải Yếm

    Thơ mộng thác Dải Yếm

    Ảnh -
    Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn - Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với cao nguyên Mộc Châu. Thác được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m, được chia thành 2 nhánh thác chính, một bên 9 tầng một bên 5 tầng, tựa như những cung bậc tình yêu. Thác Dải Yếm đẹp nhất từ tháng 6 -10 hàng năm, bởi thời điểm này, lượng nước đổ về nhiều nhất, thác nước đổ trắng xóa như dải lụa giữa núi đồi, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, khiến cho bất kỳ ai khi đến đây cũng ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy.
  • 'Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
  • 'Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • 'Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Xã hội -
    Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đã thể hiện được vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp, đề xuất với Ban Giám đốc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đề ra.
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    Giúp các tổ, bản xác định được tiềm năng, lợi thế, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, Thành phố Sơn La đã phát động, triển khai mô hình “Mỗi bản một mô hình kinh tế”, đem lại kết quả tích cực.
  • 'Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Nông nghiệp -
    Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.