Thuận Châu khẩn trương triển khai các biện pháp PCCCR

Từ tháng 2 đến nay, tại huyện Thuận Châu đã xảy ra 5 vụ cháy cỏ tranh, cây bụi, lau lách trên đất lâm nghiệp tại các xã Long Hẹ, Tông Cọ, Chiềng Bôm, Co Mạ, thiệt hại khoảng 8 ha. Trong đó, 4 vụ thuộc đất do Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Thuận Châu quản lý, 1 vụ thuộc đất do xã Tông Cọ quản lý.

Các cơ quan chức năng của huyện Thuận Châu đã và đang khẩn trương triển khai các biện pháp PCCCR. Đồng thời, xác minh làm rõ nguyên nhân của các vụ cháy rừng.

Cháy lau lách, cây bụi tại xã Chiềng Bôm. 

Nhận được thông tin cháy đất lâm nghiệp tại địa bàn xã Chiềng Bôm, chúng tôi cùng Đoàn công tác của huyện đến hiện trường. Tại khu vực rừng của bản Hua Ty B, các lực lượng chức năng gồm kiểm lâm, dân quân, tổ đội bảo vệ rừng đang tích cực thực hiện các biện pháp dập tắt đám cháy.

Khu vực cháy tại xã Chiềng Bôm.
Tổ bảo vệ rừng các bản xã Chiềng Bôm tham gia chữa cháy. 

Ông Thào A Lềnh, Bí thư, Trưởng bản Hua Ty B, xã Chiềng Bôm, thông tin: Khoảng 22 giờ ngày 6/3, đám cháy bắt đầu bùng lên, chúng tôi đã huy động dân bản tham gia chữa cháy, sử dụng các dụng cụ như dao, cành cây tươi dập các đám cháy nhỏ và phát đường băng cản lửa. Tuy nhiên, do vào ban đêm, hạn chế tầm nhìn và địa hình phức tạp, nên đến 2 giờ sáng ngày 7/3, bà con tạm nghỉ. Đến 4 giờ sáng cùng ngày, xã đã huy động thêm lực lượng ở các bản khác tham gia chữa cháy.  

Anh Lường Văn Bình, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, cho biết: Nhận được thông tin có xảy ra cháy cỏ tranh, lau lách trên đất lâm nghiệp, chúng tôi đã huy động 15 người trong tổ đội quản lý bảo vệ rừng của bản tiến hành chữa cháy. Các thành viên được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, gồm quần áo, găng tay, dao, ủng. Khu vực cháy ít dập trực tiếp bằng cây xan; khu vực nào cháy lớn, chưa thể tiếp cận đám cháy, chúng tôi phát đường băng cản lửa và đốt chặn, không để đám cháy lây lan.

Tạo đường băng cản lửa bằng phương pháp đốt chặn. 

Trước đó, 9 giờ ngày 5/3, tại xã Co Mạ cũng đã xảy ra cháy lau lách tại khu vực bản Hua Lương. Ông Thào A Súa, Chủ tịch UBND xã Co Mạ, cho biết: Ngay sau khi xảy ra đám cháy, xã đã huy động bà con bản Cửa Rừng, tổ dân quân PCCCR của xã phối hợp với bà con các bản bản Hua Ty A, Hua Ty B, xã Chiềng Bôm, Ban Quản lý rùng đặc dụng - phòng hộ Thuận Châu, Hạt Kiểm lâm huyện, với hơn 100 người tham gia chữa cháy. Cùng ngày, đám cháy được dập tắt. Hiện nay, xã tiếp tục theo dõi các khu vực cháy không để đám cháy bùng phát trở lại.

Tạo đường băng cản lửa không để cháy lây lan. 

Ngay sau khi xảy ra các vụ cháy, UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, các xã huy động trên 300 người triển khai các biện pháp chữa cháy, không để cháy lan vào rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng. Đồng thời, khẩn trương xác minh làm rõ nguyên nhân cháy, xác minh diện tích rừng bị thiệt hại trong thời gian sớm nhất... Có 4 vụ được dập tắt ngay trong ngày; còn 1 vụ cháy ngày 6/3 đã được dập tắt hồi 18h ngày 7/3. Các vụ cháy đều trên diện tích đất lâm nghiệp chưa thành rừng, hầu hết là cỏ tranh, lau lách, dễ cháy; khi xảy ra cháy, ngọn lửa bùng rất lớn, tuy nhiên, chưa có thiệt hại về lâm sản.

Tận dụng nguồn nước đầu nguồn để chữa cháy. 

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Ban Quản lý rừng Đặc dụng – Phòng hộ huyện Thuận Châu, thông tin: Các điểm cháy khác xảy ra ở những vị trí rất khó tiếp cận. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, các lực lượng đã kịp thời dập tắt các đám cháy tại khu vực bản Hua Ty B, xã Chiềng Bôm, không có thiệt hại về người, phương tiện. Ban Quản lý tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, thường xuyên phối hợp với ban quản lý các bản tuần tra tại các điểm nóng, một số khu vực có thể bùng phát trở lại, sẵn sàng phương châm "4 tại chỗ" khi có cháy rừng xảy ra.

Đám cháy cây bụi tại bản Hua Ty B. 
Họp rút kinh nghiệm công tác PCCC rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với việc bà con gia tăng các hoạt động đốt nương, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng cao. Hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng huyện Thuận Châu tiếp tục tăng cường các biện pháp PCCC. Có phương án cụ thể cho từng vùng có nguy cơ cháy cao. Tập trung tuyên truyền và nâng cao ý thức cho người dân về PCCCR. Tăng cường giám sát và phát hiện sớm cháy rừng. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia chữa cháy... góp phần giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Vũ Tuấn - Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.