Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nhộn nhạo thị trường dược liệu ở Mộc Châu

Chỉ tính riêng đoạn quốc lộ 6 đi qua tiểu khu Bó Bun, huyện Mộc Châu, có hơn 50 hộ kinh doanh các mặt hàng dược liệu, ngoài ra còn 1 số cửa hàng kinh doanh dược liệu khác nằm rải rác trên khắp địa bàn huyện. Bày bán công khai, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ, mặc dù các lực lượng chức năng đã xử lý, song việc kinh doanh, buôn bán các mặt hàng dược liệu không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

 

Cơ sở sơ chế dược liệu tại bản Tà Làng, xã Tú Nang (Yên Châu).

Hàng chục bao dược liệu bẩn nằm trong kho của cơ sở sơ chế dược liệu trên.

Những vị khách dễ tính

 

Dọc Quốc lộ 6 thuộc địa phận thị trấn Nông trường Mộc Châu có đến vài chục cửa hàng bày bán các loại dược liệu với những quảng cáo bắt mắt, khiến bất kỳ ai cũng phải chú ý. Mục sở thị một cửa hàng ở khu vực tiểu khu 32, thị trấn Nông trường Mộc Châu, các mặt hàng dược liệu được bày bán công khai với nhiều cái “Không”, như: Không nhãn mác, không nguồn gốc xuất sứ, không hạn sử dụng, không có hướng dẫn sử dụng, chủ cửa hàng bán dược liệu cũng không có kiến thức y học về các loại dược liệu... Thế nhưng, mỗi khi có khách hỏi thì các chủ cửa hàng luôn miệng giới thiệu về công dụng thần kỳ của các loại dược liệu bày bán gắn mác Mộc Châu hoặc Tây Bắc.

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao các mặt hàng dược liệu bày bán ở đây vẫn được người tiêu dùng lựa chọn dù chưa biết chính xác công dụng, độ an toàn đối với sức khỏe, trong vai một du khách đến Mộc Châu du lịch, chúng tôi đến một cửa hàng mà các xe khách hay dừng lại để khách nghỉ ngơi, mua sắm. Cửa hàng to, đẹp, bày bán những đặc sản của Mộc Châu như: Chè, sữa, hoa quả... Bên cạnh đó là những kệ hàng bán các loại dược liệu, như: Ba kích, xạ đen, chuối hột, chè vằng, giảo cổ lam, hoa trà sâm, cây lạc tiên, bưởi non, trà sơn mật, cây bổ máu, thìa canh... Tiếp cận với một người đàn ông tên T, chúng tôi lân la hỏi về gói thuốc được giới thiệu là tốt cho gan ông đang có ý định mua, ông thản niên nói “Thuốc toàn là các loại thảo dược từ núi rừng, không bổ ngang cũng bổ dọc”. Thắc mắc về gói thuốc bổ gan đang cầm trên tay không ghi hạn sử dụng cũng như nguồn gốc xuất xứ, vị khách cười và nói: “Thì thuốc của đồng bào dân tộc, việc không có đầy đủ thông tin cũng không sao cả”. Đồng quan điểm với người đàn ông tên T, chị T.T.D, một khách du lịch đến từ thành phố Hà Nội tiếp lời: “Thấy quảng cáo các loại dược liệu của Tây Bắc rất tốt, nên mình mua một ít về làm quà cho mọi người”. Qua câu chuyện của 2 vị khách trên mới thấy, mặc dù không biết chính xác công dụng đến đâu, sử dụng như thế nào cho tốt và có đảm bảo an toàn cho người sử dụng hay không, thế nhưng họ vẫn vô tư lựa chọn cho mình các loại dược liệu bày bán nơi đây, có phải người dân đang quá dễ dãi với sức khỏe của chính mình và người thân. Còn người bán, chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Theo tìm hiểu, những mặt hàng dược liệu ở đây đa số được chủ cửa hàng nhập nơi khác về rồi tự in tờ rơi quảng cáo, in nhãn mác có xuất xứ ở Mộc Châu để bán. Những loại sản phẩm này hoàn toàn không có giấy chứng nhận, hay giấy phép của bất cứ một cơ quan chức năng nào. Khi thắc mắc về chất lượng, những chủ cơ sở kinh doanh đều nói “Bán ở đây lâu rồi nhưng chưa thấy ai bị sao cả...”.

 

Những cơ sở sơ chế dược liệu bẩn

 

Sau những thông tin tìm hiểu được từ các cửa hàng kinh doanh dược liệu, chúng tôi thâm nhập thực tế một cơ sở sơ chế các loại dược liệu ở bản Tà Làng, xã Tú Nang (Yên Châu) thuộc địa phận giáp ranh với huyện Mộc Châu. Tại đây, có gần chục người dân bản địa được thuê đang hì hục băm, chặt các loại củ, rễ cây, như: Củ dáy, củ toái, củ gấu, sâm cau, sa nhân, nấm linh chi... để sấy, phơi. Nhìn bằng mắt thường nhận thấy ngay việc sơ chế các loại dược liệu ở đây rất bẩn, các loại củ, rễ cây bám đầy đất vẫn đưa vào băm chặt. Sau đó, được phơi khắp nơi, cạnh đường quốc lộ, trên mặt sân... bất cứ chỗ nào có khoảng trống đều được dùng để phơi. Theo quan sát, có những mẻ dược liệu không kịp phơi vì thời tiết mưa kéo dài đã bị mốc được  rửa lại đưa vào sấy khô và đem đi đóng gói bán cho người tiêu dùng và các nhà thuốc đông y. Trong vai một người mới vào nghề, sau một hồi lân la hỏi chuyện, người chủ cơ sở mới chịu mở lời nhưng với thái độ dò xét “Em từ đâu tới, mới vào nghề có đúng không”, khi thấy tôi có thiện ý và muốn tìm nguồn dược liệu để kinh doanh số lượng lớn, người chủ cơ sở mới giới thiệu về quy mô nơi mình sản xuất. Qua lời kể thì cơ sở này đã tồn tại hàng chục năm nay, mỗi năm sơ chế hàng trăm tấn dược liệu đủ loại bán cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh và các đầu mối dưới xuôi. Chứng minh cho việc làm ăn lớn của mình, chủ cơ sở dẫn tôi xuống khu vực kho chứa hàng đã qua sơ chế, tại đây có đến hàng chục bao tải dứa loại lớn đựng các loại dược liệu đã qua sơ chế, chúng được chất đầy thành đống tại một góc nhà kho ẩm mốc.

 

Ý kiến của ngành chức năng

Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, chúng tôi có cuộc làm việc với Đội Quản lý thị trường số 3 Mộc Châu để trao đổi vấn đề này. Đồng chí Nguyễn Xuân Trìu, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 Mộc Châu, cho biết: Hiện nay, do nhu cầu thị trường tăng cao, nên các cơ sở kinh doanh đã nhập hàng hóa thực phẩm, dược liệu không rõ nguồn gốc về trộn lẫn với đặc sản của địa phương để bán. Đồng thời, các sản phẩm dược liệu truyền thống của đồng bào dân tộc được các cơ sở kinh doanh thu mua, tự sao sấy, đóng gói, không ghi nhãn đầy đủ, phần nào gây khó khăn trong công tác kiểm tra.

Được biết, trong năm 2017, Đội chỉ xử lý duy nhất 1 hộ kinh doanh dược liệu không rõ nguồn gốc của ông Trần Mạnh Toản, tiểu khu 70, thị trấn Nông trường Mộc Châu, thu giữ 181 gói dược liệu, phạt tiền 3.000.000 đồng. Khi chúng tôi đưa ra những hình ảnh sản phẩm dược liệu được bày bán công khai tại nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn, đồng chí Trìu phân trần: Trên địa bàn huyện chủ yếu là các cơ sở kinh doanh dược liệu chứ không sản xuất. Các loại dược liệu bán ở đây có rất nhiều nguồn gốc, một số ghi địa chỉ Mộc Châu, một số khác lại ghi nhãn mác của các cơ sở đông y tại tỉnh Hòa Bình và Điện Biên nên rất khó khăn trong việc truy nguồn gốc cũng như xác minh cơ sở sản xuất. Thời gian tới, Đội sẽ quyết liệt trong việc xử lý đối với các cơ sở kinh doanh dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng.

Thiết nghĩ, để các mặt hàng dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc không còn “đất sống” ngoài việc tăng cường kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh thì các ngành chức năng cần ngăn chặn nguồn dược liệu bẩn ngay từ việc khai thác, sơ chế, chế biến trước khi đến các cơ sở kinh doanh bày bán. Các ngành, đơn vị, địa phương cần có cơ chế phối hợp để xử lý triệt để tình trạng khai thác dược liệu trái phép, sơ chế, chế biến không đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc và không được cấp phép. Hơn hết, mỗi khách hàng hãy là người tiêu dùng thông thái, tìm hiểu kỹ, lựa chọn các loại hàng dược liệu, thuốc đông y đảm bảo chất lượng, sản xuất tại các cơ sở được cấp phép, tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.