Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.

Giọng nam

Phút lặng im trên biển

Trong chuyến hành trình, chúng tôi có dịp đi qua vùng biển Gạc Ma. Nơi đây, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa. Như bao chuyến tàu Hải quân khác khi đi qua vùng biển này, tàu chúng tôi neo lại làm Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại vùng biển Gạc Ma. Trên con tàu 571 giữa biển khơi, lễ tưởng niệm diễn ra trong không gian trang nghiêm, linh thiêng và lắng đọng... Tất cả như chạm đến tận sâu thẳm trái tim của những người có mặt lúc đó.

Khúc nhạc “Hồn tử sĩ” vang lên, tất cả cán bộ, chiến sĩ và thành viên đoàn công tác đều lặng lẽ, mặc niệm tưởng nhớ cán bộ, chiến sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Sau lễ dâng hương, đoàn chúng tôi thực hiện nghi lễ thả vòng hoa, lễ vật, cùng những cánh hạc giấy và hoa cúc... thể hiện tấm lòng tri ân đến các Anh hùng Liệt sĩ.

Lễ tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Giữa thời khắc linh thiêng ấy, lãnh đạo Đoàn công tác số 20 khẳng định: Tất cả các thành viên trong đoàn công tác nguyện noi gương các anh, quyết đem hết sức mình đóng góp nhiều hơn cho Tổ quốc, cho dân tộc, góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; xứng đáng với công lao và sự hy sinh cao cả của các Anh hùng Liệt sĩ.

Các đại biểu dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Các đại biểu thực hiện nghi lễ thả vòng hoa, lễ vật, cùng những cánh hạc giấy và hoa cúc.

 

Những cánh hạc giấy và hoa cúc tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Giữa biển khơi, vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ” cùng những bông hoa cúc vàng và những con hạc giấy được nhẹ nhàng thả xuống. Anh Phạm Thanh Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định, chia sẻ: Các anh đã ra đi trong khí phách sáng ngời và niềm tin quyết thắng, làm sáng đẹp thêm phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sỹ Hải quân”. Trong giờ phút này, chúng tôi cùng tưởng nhớ về công lao của các Anh hùng Liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hiến trọn đời mình cho biển, đảo quê hương. Chúng tôi, những người con đất Việt được sống trong hòa bình, nguyện phát huy truyền thống, nỗ lực cống hiến phần sức lực nhỏ bé của mình để cùng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thiêng liêng và tự hào

Đảo Trường Sa những ngày tháng 5, khi nắng vừa lên, trải nhẹ trên mặt biển xanh ngắt. Tất cả thành viên Đoàn công tác  cùng cán bộ, chiến sĩ, quân và dân ở đảo cử hành nghi lễ chào cờ và duyệt đội ngũ. Cùng nhau hướng về lá cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay trong gió. Dưới cột mốc chủ quyền hiên ngang, mỗi lời ca trở thành một lời khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền biển đảo thiêng liêng, mà không ai có thể phủ nhận.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, thị trấn Trường Sa.

Lễ chào cờ trên đảo diễn ra hết sức trang nghiêm. Tất cả cùng đồng thanh cất tiếng hát bài Quốc ca hùng hồn: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù. Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng. Tiến mau ra sa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền”.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, thị trấn Trường Sa.

Chào cờ giữa Trường Sa mang lại cảm xúc nghẹn ngào, xúc động khó quên. Bởi đó là khi đứng giữa muôn trùng sóng gió của đại dương, chúng tôi muốn hát to, vang mãi bài Quốc ca giữa đảo quê hương như để khẳng định chủ quyền thiêng liêng từ bao đời của dân tộc Việt Nam...

Khi bài Quốc ca vừa dứt, người chỉ huy dõng dạc hô 10 lời thề danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từng lời thề vang lên đanh thép, đầy quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ hải quân. Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu hãnh và đoàn quân oai nghiêm bên cạnh cột mốc chủ quyền, cùng sự thống nhất, đoàn kết của quân, dân trên đảo... tất cả như tiếp thêm sức mạnh, tình yêu đất nước cho chúng tôi.

Lễ chào cờ và duyệt đội ngũ trên đảo Trường Sa, thị trấn Trường Sa.

Xúc động khi được tham gia lễ chào cờ ở Trường Sa, anh Hoàng Tiến Cường, Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Sơn La, chia sẻ: Tự hào vì đất nước mình tươi đẹp. Ở những nơi cách xa đất liền khoảnh khắc ấy, tình yêu đất nước và tình yêu quê hương như dâng trào trong trái tim tôi, khiến tôi cảm nhận được sự thiêng liêng và vĩ đại của Tổ quốc.

Điểm tựa tinh thần

Hình ảnh những ngôi chùa uy nghiêm, sừng sững trên các đảo không chỉ minh chứng cho truyền thống văn hóa tín ngưỡng ngàn đời của người Việt, mà còn là biểu tượng hồn thiêng sông núi. Những ngôi chùa ở Trường Sa từ lâu đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bà con nơi biển, đảo xa xôi và có ý nghĩa thiêng liêng với mỗi người sinh sống, thực hiện nhiệm vụ ở các đảo. Mọi người đến chùa cũng là hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về đất liền và cầu mong sóng yên, biển lặng, may mắn, an lành.

Chùa Song Tử Tây trên đảo Song Tử Tây.

Nằm uy nghiêm giữa đảo, chùa Song Tử Tây là ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở huyện đảo Trường Sa với lối kiến trúc truyền thống, kết cấu một gian, hai chái, mái cong vút. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các Anh hùng liệt sĩ.

Thầy Thích Nhuận Quảng, trụ trì chùa Song Tử Tây, cho biết: Ngày Rằm và Mồng 1, cán bộ, chiến sĩ và bà con trên đảo vẫn thường đến thắp hương, cầu nguyện. Thi thoảng chùa còn đón những ngư dân đi biển dài ngày ghé qua lễ Phật cầu mong sóng yên, biển lặng, may mắn, an lành. Những ngôi chùa ở Trường Sa như “cột mốc tinh thần”, là điểm tựa an yên của quân và dân giữa mênh mông trời nước Trường Sa.

Trong khuôn viên chùa Sinh Tồn, nổi bật giữa mái ngói cong đỏ tươi là màu xanh mát của những cây phong ba - loại cây đặc trưng của Trường Sa, luôn hiên ngang, vươn mình mạnh mẽ trước sóng gió khắc nghiệt. Cũng giống như các ngôi chùa khác ở Trường Sa, chính điện chùa Sinh Tồn hướng về Thủ đô Hà Nội với ý nghĩa thiêng liêng, hướng về trái tim của cả nước.

Chùa ở đảo Đá Tây A.

Thầy Thích Quy Thái, trụ trì chùa Sinh Tồn, thông tin: Chùa có nhà bia tưởng niệm 64 Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma năm 1988. Vào ngày 14/3 hằng năm, nhà chùa cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tổ chức lễ tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đó, củng cố thêm lòng quyết tâm, ý chí bền bỉ, kiên cường cho quân và dân trên đảo tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chị Mai Thị Úc Lan, người dân sinh sống tại đảo Sinh Tồn, chia sẻ: Giữa hải đảo xa xôi, ngôi chùa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho người dân; đồng thời, mang lại sự bình an cho mọi người. Cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo thường xuyên đến giúp nhà chùa quét dọn, cắt cây tỉa cây.

Tiếng chuông chùa luôn là một âm thanh kỳ diệu, vang xa giữa thinh không, thâm trầm giữa những náo nhiệt, xóa tan đi bao phiền não, lo toan. Tại nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, sự hiện hữu của tiếng chuông chùa còn thể hiện tâm nguyện và khát vọng cuộc sống yên lành, hòa bình và hữu nghị giữa biển Đông. Tiếp thêm sức sống mãnh liệt cho quân và dân trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Các đại biểu dâng hương tại chùa Song Tử Tây.

Với mỗi người con đất Việt, được đặt chân lên các đảo, chạm tay vào cột mốc chủ quyền thiêng liêng trên biển, được dự lễ chào cờ, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, tận mắt chứng kiến đời sống, sinh hoạt của quân và dân trên các đảo, đó là niềm tự hào, xúc động, thêm vững niềm tin, ý chí sắt đá, nghị lực phi thường để sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp.

(Còn nữa)

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Kinh tế -
    Với trên 1.600 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt hơn 20.000 tấn/năm, xã Chiềng Mung là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, nông dân trong xã đang tập trung chăm sóc nhãn, thanh long, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Thời sự - Chính trị -
    Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, quá trình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp bước đầu sẽ có một số khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương cần tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh kết nối dữ liệu, bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi.
  • 'Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Nông nghiệp -
    Trong 3 ngày (14-16/7), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp” cho cán bộ khuyến nông tỉnh, cán bộ kỹ thuật Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực trên địa bàn tỉnh; thành viên HTX và nông dân xã Mường Bú, xã Mai Sơn.
  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.