Lừa đảo qua mạng – chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, phát hiện xử lý nhiều vụ việc về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại. Tuy nhiên, trước thủ đoạn tinh vi của các đối tượng, nhiều người vì tâm lý hoang mang, lo lắng, nhẹ dạ cả tin vẫn trở thành nạn nhân mới của các hành vi lừa đảo trên mạng với số tiền thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Giọng nam

Thủ đoạn tinh vi

Ngày 16/5/2023, khi bà P.T.T trú tại huyện Sông Mã đang truy cập vào mạng xã hội facebook thì được một nhóm có tên “làm việc tại nhà” nhắn tin mời tham gia lựa chọn các gói dữ liệu đầu tư trên ứng dụng để được nhận tiền lãi đầu tư, bà T đã cài đặt ứng dụng trên điện thoại rồi đăng ký tài khoản để tham gia và làm theo hướng dẫn của các đối tượng. Sau đó, bà T bị chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng, biết mình bị lừa bà T đã đến Công an tỉnh Sơn La để trình báo.

Mới đây, vào đầu tháng 4, có đối tượng điện thoại giới thiệu là Công an liên lạc cho bà N.T.L trú tại huyện Mường La và hướng dẫn tải ứng dụng CỔNG DỊCH VỤ CÔNG giả mạo có gắn mã độc theo đường link "dichvucong.bvgov.com". Trong quá trình tải ứng dụng về, đối tượng đã hướng dẫn bà L làm theo các thao tác và yêu cầu bà L chuyển 10.000 đồng vào tài khoản của đối tượng là phí thực hiện cập nhật thông tin. Trong quá trình đợi ứng dụng chạy và tải tài khoản ứng dụng ngân hàng thực hiện phí chuyển cho đối tượng. Bà L đã bị chiếm đoạt số tiền gần 1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng. Thấy số tiền trong tài khoản bị chiếm đoạt, bà L đã đến Công an tỉnh Sơn La trình báo.

 Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh tuần tra trên không gian mạng. 

Thượng tá Phạm Hoàng Hiển, Phó Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, thông tin: Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Phương thức thủ đoạn lừa đảo tinh vi, nhắm đến nhiều nhóm đối tượng, song chủ yếu là người ít tiếp xúc, cập nhật các thông tin về thời sự, xã hội, như: Người cao tuổi (đa số là phụ nữ), sinh viên, nhân viên văn phòng… mỗi nhóm độ tuổi khác nhau, đối tượng phạm tội sẽ thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là chúng đánh vào tâm lý lo sợ, lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng và chiếm đoạt tài sản.

Cũng theo cơ quan công an, gần đây nổi lên một số phương thức thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng, như: Chiếm quyền quản trị (hack tài khoản) hoặc giả lập các tài khoản mạng xã hội của người dân rồi nhắn tin, lừa gạt người thân quen của chủ tài khoản chuyển tiền sau đó chiếm đoạt; kết bạn làm quen qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…) hứa hẹn yêu đương, tặng quà hoặc vay tiền rồi lừa đảo; tạo lập các Website hoặc ứng dụng (trên kho ứng dụng Appstore, CHPlay…) về sàn giao dịch tài chính, thương mại điện tử, chứng khoán quốc tế để lôi kéo người dân tham gia đầu tư, sau đó can thiệp vào hệ thống để chiếm đoạt số tiền của người dân tham gia; giả danh cán bộ Công an qua giao thức VoIP, sử dụng sim rác, đầu số điện thoại lạ gọi điện để đe dọa bị hại liên quan đến các vi phạm pháp luật như các vụ án lớn, các đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền… yêu cầu bị hại chuyển tiền đến các tài khoản do đối tượng chỉ định hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP để xác thực chuyển tiền sau đó chiếm đoạt.

Tinh vi hơn, các đối tượng lừa đảo gọi điện yêu cầu, hướng dẫn bị hại cài đặt phần mềm cổng dịch vụ công, định danh điện tử mức 2, sau đó chiếm quyền kiểm soát thiết bị, truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng chiếm đoạt tài sản; giả mạo là nhân viên các sàn thương mại điện tử, như: Tiki, Shopee, Lazada và các thương hiệu lớn nhắn đăng tuyển cộng tác viên bán hàng online…; mua bán hàng trực tuyến, đăng bán các mặt hàng lên mạng xã hội, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền. Một số đối tượng còn giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền dẫn dụ người dân làm cộng tác viên bán hàng trực tuyến trên mạng… yêu cầu người dân cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ, sau đó chiếm đoạt tài sản. 

Ban Thanh niên Công an Sơn La tuyên truyền cảnh báo lừa đảo trên Fanpage Tuổi trẻ Công an Sơn La.

Để thực hiện các phương thức lừa đảo trên, các đối tượng phạm tội đã lợi dụng cuộc gọi video call giả mạo có sử dụng công nghệ AI (Deepfake), để thực hiện hành vi lừa đảo. Các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng là những đối tượng am hiểu về công nghệ, chia thành từng nhóm hoạt động tại các địa điểm khác nhau, các đối tượng cầm đầu thường hoạt động tại nước ngoài; các đối tượng sử dụng các giao thức gọi điện VOIP, sim rác để liên lạc; tài khoản ngân hàng cho thuê, mượn, bán trên mạng hoặc có tài khoản được mở nhưng với thông tin giả… gây khó khăn cho công tác xác minh, điều tra xử lý tội phạm.

Nỗ lực vào cuộc xử lý

Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh đã chủ động triển khai công tác nghiệp vụ trên không gian mạng, nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, từ cơ sở, diễn biến hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao để nhận diện các phương thức, thủ đoạn, lĩnh vực hoạt động, điều kiện phạm tội của loại tội phạm này. Từ đó kịp thời tham mưu với chính quyền các cấp, huy động cả hệ thống chính trị đẩy mạnh tuyên truyền về các hình thức lừa đảo trên không gian mạng.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thông báo các thông tin về tội phạm trên không gian mạng cho nhân dân trên Facebook.

Chủ động đấu tranh, phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền. Trong đó, tập trung khai thác tối đa ưu thế hoạt động truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, các hội nhóm đông thành viên, người có uy tín, ảnh hưởng trên không gian mạng; phối hợp xây dựng các bài viết, ấn phẩm, phóng sự, chuyên mục về đề tài phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng, phát trên các kênh truyền thông, báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình; xây dựng đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chi bộ; sử dụng đa dạng các hình thức nghệ thuật biểu diễn, như: Các video clip ngắn, phim truyện để truyền tải các thông điệp về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng… nhằm nâng cao ý thức cảnh giác và “sức đề kháng” cho người dân về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo qua mạng. Tăng cường phối hợp, trao đổi với lực lượng công an trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Thượng tá Đỗ Thị Thu Hà, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, cho biết: Năm 2023, lực lượng Công an toàn tỉnh tiếp nhận, giải quyết 16 tố giác, tin báo về tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, gây thiệt hại trên 12,2 tỷ đồng; khởi tố 7 vụ, tạm đình chỉ 6 vụ, đang xác minh 3 vụ. Tính riêng từ đầu năm đến nay, Phòng đã tiếp nhận 4 tin báo, tố giác về lừa đảo trên không gian mạng, với số tiền bị chiếm đoạt trên 13,6 tỷ đồng. Song trên thực tế số vụ lừa đảo nhiều hơn số liệu thống kê, trong đó nhiều trường hợp bị hại là cán bộ, công chức, viên chức sau khi biết bị lừa, không tố cáo do lo ngại ảnh hưởng đến uy tín, công việc.

Với thủ đoạn tinh vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, nhất là thông qua điện thoại như hiện nay thì việc triệt phá không hề dễ dàng. Bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác khi nhận các tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ. Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, cần trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nghi ngờ điện thoại bị chiếm quyền điều khiển từ xa, người dân cần lập tức xóa các ứng dụng lạ đã cài đặt, khóa tạm thời các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tháo sim điện thoại khỏi máy, khôi phục lại cài đặt gốc của thiết bị và báo ngay cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Công an Sơn La khuyến cáo người dân phải nêu cao cảnh giác, thực hiện phương châm “Bốn không - Hai phải”.
Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.