Nông thôn mới Bắc Yên

Về các xã của huyện Bắc Yên, cảm nhận rõ sự đổi thay trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, kết quả đó, là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới.

Công trình điện năng lượng mặt trời tại xã Tà Xùa.

Giai đoạn 2018-2023, huyện Bắc Yên đã hoàn thành xây dựng 2 xã Phiêng Ban, Mường Khoa đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2025, huyện tập trung củng cố, duy trì, nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các xã; phấn đấu có thêm xã Phiêng Côn và Tà Xùa đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, cho biết: Huyện đã thành lập các đoàn công tác làm việc với đảng ủy, ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu các xã, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện. Chỉ đạo rà soát, đánh giá các tiêu chí để có kế hoạch thực hiện. Đồng thời, cân đối nguồn lực từ ngân sách, lồng ghép với các chương trình, dự án, từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo sự thay đổi rõ nét khu vực nông thôn.

Ưu tiên nguồn vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2024, huyện xây dựng, nâng cấp, cứng hóa 7 tuyến đường, có chiều dài 13 km với tổng kinh phí trên 23 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp gần 500 triệu đồng. Đến nay, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 74/99 bản có đường giao thông được cứng hóa; tỷ lệ cứng hóa đường huyện đạt 92,9%. Những tuyến đường mới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân dân các xã đẩy mạnh giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế.

Phụ nữ xã Phiêng Côn duy trì nghề làm trang phục truyền thống.

Trong phát triển kinh tế, đối với các xã vùng cao, tập trung trồng cây sơn tra, cây ăn quả ôn đới; phát triển kinh tế rừng, trồng rừng và dược liệu dưới tán rừng. Đối với các xã vùng thấp, vùng lòng hồ sông Đà, tập trung phát triển đa dạng các loại cây ăn quả nhiệt đới và chăn nuôi. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Đến nay, toàn huyện có 24.530 ha các loại cây trồng, tăng 2.701 ha so với năm 2020, gồm: 427 ha chè, 1.087 ha cây dược liệu, trên 6.700 ha cây ăn quả các loại... Có 234 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, tưới tiết kiệm nước; 3.463 ha cây ăn quả áp dụng giống, công nghệ mới, chiếm 51,6% tổng diện tích cây ăn quả... Nhiều sản phẩm của Bắc Yên được phát triển thành các sản phẩm OCOP có thương hiệu, như: Trà xanh mây Tà Xùa, trà xanh Thiện, rượu Hang Chú, măng trúc muối ớt Háng Đồng, táo sơn tra khô.

Phụ nữ xã Phiêng Côn duy trì nghề làm trang phục truyền thống.

Phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2025, đến nay, xã Phiêng Côn đạt 12/19 tiêu chí, còn 7 tiêu chí chưa đạt, gồm: Hộ nghèo, giáo dục, thu nhập, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, trường học, môi trường và an toàn thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, xã huy động hơn 700 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tổ chức vệ sinh môi trường tại các bản. Cán bộ, công chức xã, những người hoạt động không chuyên trách xã, ban quản lý các bản, các tổ chức chính trị, xã hội ở xã, bản tích cực thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới như: Xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh, bể chứa nước sinh hoạt, lò đốt rác; huy động kinh phí xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân bê tông hóa nền nhà đảm bảo 3 cứng.

Ông Lò Văn Dương, quyền Chủ tịch UBND xã Phiêng Côn, cho biết: Với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, cùng với hỗ trợ của Nhà nước, xã huy động các nguồn lực, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nhất là đối với các tiêu chí thu nhập, môi trường...

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Bắc Yên huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng, triển khai các giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn các xã, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, tích cực của nhân dân.

Bài, ảnh: Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Xã hội -
    Trước sự gia tăng nhanh chóng về chủng loại, nguồn gốc hàng hóa trên thị trường, đang tạo áp lực không nhỏ lên công tác quản lý, kiểm soát xuất xứ chất lượng hàng hóa. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định.
  • 'Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm “cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo”, Đảng ủy Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ.
  • 'Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, ông Lê Văn Toàn, bản Văn Tân, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, đã thành công với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
  • 'Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 9/5, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” năm 2025. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; báo cáo viên Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT Sơn La; đại diện các ban, hội khuyến học của các đơn vị; hội khuyến học các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
  • 'Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với tinh thần “Ở đâu nhân dân khó, ở đó có bộ đội”, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng, huy động hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến tận các bản vùng sâu, vùng cao khảo sát, vận động và cùng nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
  • 'Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Xã hội -
    Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Bắc Yên đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” huyện Mường La đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực để hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
  • 'Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch -
    Sơn La hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có giá trị lớn về lịch sử, minh chứng về một thời hào hùng của quân và dân ta; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với du lịch “về nguồn”, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.