Giám sát nguồn vốn vay

Đến thăm những mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế của các hộ nghèo được vay vốn từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu, cảm nhận được việc thay đổi nhận thức của người dân trong tư duy phát triển kinh tế, bà con sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đây là kết quả của sự quan tâm giám sát các chương trình cho vay, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Giọng nữ
Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu giải ngân vốn vay tại xã Chiềng Ngàm.

Gia đình anh Trần Hồng Xiêm, bản Liên Minh, xã Noong Lay, một trong những hộ nghèo của huyện Thuận Châu vay vốn của Ngân hàng CSXH phát triển kinh tế, đến nay, có thu nhập ổn định với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Anh Xiêm nói: Năm 2022, được vay 50 triệu theo diện hộ cận nghèo để sản xuất kinh doanh. Từ số tiền này, gia đình mua gia súc về nuôi vỗ béo gồm 10 con ngựa, 2 con trâu. Mỗi năm, bán được 4 con ngựa, lãi khoảng 5 triệu đồng/con sau chi phí. Có vốn, tôi tiếp tục nuôi thêm 7 con lợn rừng nái; nhờ chăm sóc tốt, có lúc đàn lợn rừng của gia đình lên đến hơn 60 con. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi đã thoát khỏi hộ cận nghèo. Hiện thu nhập từ chăn nuôi sau khi trừ chi phí được hơn 100 triệu đồng/năm.

Thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát nguồn vốn hàng năm, Phòng giao dịch đã xây dựng kế hoạch, thời gian tổ chức kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện các nghị quyết của Ban đại diện, vai trò của Chủ tịch UBND xã tham gia ban đại diện, hoạt động của ban chỉ đạo giảm nghèo, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động giao dịch xã, tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), tình hình sử dụng vốn của hộ vay; nắm bắt những vướng mắc, đề xuất, kiến nghị tại cơ sở. Năm 2024, đã kiểm tra, giám sát được 110 lượt tổ chức hội cấp xã, 110 lượt tổ TK&VV với 693 lượt hộ vay vốn.

Phòng giao dịch còn phối hợp chặt chẽ với tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tổ chức họp giao ban đúng quy định, tổ chức 45 lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách với 1.559 học viên là đại diện ban giảm nghèo, cán bộ hội nhận ủy thác cấp xã, trưởng bản và ban quản lý các tổ TK&VV tại 29/29 xã, thị trấn. Công tác kiện toàn các tổ TK&VV được phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH. Toàn huyện đang có 543 tổ TK&VV, hết tháng 2, tổng dư nợ cho vay ủy thác là 885.181 triệu đồng, chiếm 99,94%/tổng dư nợ, tăng 112.243 triệu đồng so với đầu năm.

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu kiểm tra mô hình vay vốn chăn nuôi tại hộ dân bản Liên Minh, xã Noong Lay.

Anh Quàng Văn Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, cho biết: Hội Nông dân xã ký ủy thác vay vốn Ngân hàng CSXH cho 6 tổ với 179 hộ vay, số tiền 10 tỷ 633 triệu đồng qua 8 chương trình vay vốn. Các tổ được tập huấn công tác tín dụng chính sách; công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ TK&VV và hộ vay vốn theo kế hoạch đã xây dựng nên không để xảy ra nợ xấu.

Ông Lê Xuân Tuyền, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thuận Châu cho biết: Hằng tháng, Phòng giao dịch phân công lãnh đạo trực tiếp tham gia giao dịch, kiểm tra, giám sát 100% các phiên giao dịch tại các điểm giao dịch xã. Công tác kiểm tra, kiểm soát được tập trung vào các khâu, như: Hồ sơ cho vay đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý trước khi phê duyệt giải ngân; chứng từ kế toán đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý trước khi đóng chứng từ đưa vào lưu trữ; toàn bộ các loại sổ sách theo dõi và lưu trữ tại các tổ nghiệp vụ được kiểm tra hằng ngày để chỉ đạo bổ sung kịp thời những thiếu sót...

Để nâng cao hiệu quả công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, giám sát; tăng cường tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp cùng các hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV giám sát thường xuyên quá trình sử dụng vốn của hộ vay, định hướng người dân đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm các mô hình sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đóng góp vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.

Bài, ảnh: Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    Chuyển đổi số -
    Trung tâm Dữ liệu quốc gia được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • 'Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh

    Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 25/2, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
  • 'Phát động ủng hộ "Quỹ học bổng Tô Hiệu" tỉnh Sơn La năm 2025

    Phát động ủng hộ "Quỹ học bổng Tô Hiệu" tỉnh Sơn La năm 2025

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 25/2, UBND tỉnh Sơn La phát động ủng hộ “Quỹ học bổng Tô Hiệu” tỉnh Sơn La năm 2025. Dự lễ phát động có các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.
  • 'Mùa đơm hoa, đậu quả

    Mùa đơm hoa, đậu quả

    Kinh tế -
    Mai Sơn vùng trọng điểm cây ăn quả lớn nhất tỉnh, thời điểm này, những vườn xoài, bưởi đang đồng loạt bung hoa nở rộ. Đồng hành với nông dân, đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn thường xuyên bám cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây thời kỳ ra hoa, đậu quả.
  • 'Hiệu quả tổ bảo vệ an ninh trật tự

    Hiệu quả tổ bảo vệ an ninh trật tự

    An ninh trật tự -
    Với nhiệm vụ hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự, xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, vận động, giáo dục người vi phạm pháp luật đang cư trú tại địa phương, các tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở ở xã Pi Toong, huyện Mường La đã giúp Công an xã giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
  • 'Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

    Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Trên địa bàn huyện Bắc Yên có 7 dân tộc anh em sinh sống, gồm các dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao, Kinh, Tày, Khơ Mú. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng, như điệu xòe Thái; khèn Mông; múa chuông dân tộc Dao; hát ví, đang của dân tộc Mường... Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tuổi trẻ Bắc Yên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong đoàn viên, thanh niên.
  • 'Xây dựng gia đình văn hóa ở Sốp Cộp

    Xây dựng gia đình văn hóa ở Sốp Cộp

    Nông thôn mới -
    Với những giải pháp tích cực, phù hợp, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Sốp Cộp đã tạo động lực thi đua hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình, cộng đồng xã hội bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
  • 'Mường Giàng xây dựng đô thị văn minh

    Mường Giàng xây dựng đô thị văn minh

    Xã hội -
    Sau 16 năm di dời trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai từ xã Mường Chiên về Mường Giàng, nhường đất cho lòng hồ thủy điện Sơn La. Ngày 14/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1280/NQ-UBTVQH15 về thành lập thị trấn Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Đây là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí đô thị văn minh.
  • 'Thanh niên làm kinh tế giỏi

    Thanh niên làm kinh tế giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Tốt nghiệp THPT năm 2013, đoàn viên Lò Văn Minh, bản Phiêng Bủng, xã Mường Bú, huyện Mường La thi đỗ đại học chuyên ngành nông lâm ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, anh quyết định trở về quê hương, dùng kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường để khởi nghiệp với mô hình kinh tế tổng hợp.