Chiềng Chăn lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, có 14 bản, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của xã ở mức cao 42%. Nỗ lực vươn lên, Đảng bộ, chính quyền đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Phấn đấu hết năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo xuống còn dưới 20%.

Giọng nữ

Ông Lường Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, cho biết: Xã thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tạo điều kiện cho nhân dân các bản tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đảm bảo an sinh xã hội.

Người dân bản Hùn, xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn phát triển cây cà phê.

Chúng tôi tới bản Hùn, cách trung tâm xã Chiềng Chăn khoảng 3 km, nhận thấy những con đường được bê tông nối dài, trên những nương đồi diện tích cà phê, mía ngay càng mở rộng thay thế những nương ngô, nương sắn, với mong muốn tăng thu nhập.

Bà Lường Thị Hòa, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Hùn, cho biết: Bản đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thâm canh lúa nước, trồng cà phê, mía và các loại cây phù hợp. Hiện nay, bà con trong bản duy trì hơn 12 ha lúa nước; thâm canh 12 ha cà phê, 54 ha mía, gần 40 ha ngô; chăn nuôi 200 con trâu, bò và khoảng 3.000 con gia cầm các loại. Năm 2024, bản giúp 2 hộ vươn lên thoát nghèo, hiện cả bản chỉ còn 4 hộ nghèo. Năm 2024, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong bản đóng góp vật liệu và trên 300 ngày công đổ bê tông 1 tuyến đường nội bản, với chiều dài gần 1 km.

Với mô hình trồng cà phê và cây ăn quả, anh Vì Văn Hải, bản Hùn, chia sẻ: Năm 2016, gia đình tôi trồng gần 1,5 ha cà phê và trồng xen canh các loại cây ăn quả, như: Xoài, nhãn, mận hậu để thay thế cây ngô, cây sắn. Ngoài ra, gia đình tôi kết hợp chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá để tăng thu nhập. Vụ cà phê năm nay, gia đình thu gần 200 triệu đồng.

Người dân bản Chiềng Đen, xã Chiềng Chăn trồng và chăm sóc cây mía.

Còn bản Chiềng Đen tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống. Ông Lò Văn Hợp, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Chiềng Đen, thông tin: Người dân trong bản thâm canh 23 ha lúa hai vụ, 165 ha ngô, 42 ha mía, 35 ha nhãn và mận hậu, 3 ha rau màu các loại; trồng 5 ha cỏ voi, chăn nuôi gần 1.000 con trâu, bò, lợn, dê và gần 2.500 con gia cầm các loại; bảo vệ gần 100 ha rừng tự nhiên. Đời sống của nhân dân ngày càng nâng lên. Hiện nay, bản còn 10 hộ nghèo. Năm 2024, bản đã bê tông hóa 4 tuyến dài gần 2 km, với kinh phí gần 3 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 300 triệu đồng, gần 1.000 ngày công. 

Với sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, xã Chiềng Chăn từng bước đổi thay tích cực. Toàn xã gieo trồng gần 1.500 ha cây lương thực, 436 ha mía, hơn 22 ha cây cà phê, gần 300 ha cây ăn quả, 88 ha đậu, đỗ và rau màu các loại, 44 ha cỏ voi. Chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa, với tổng đàn gia súc trên 6.200 con, đàn gia cầm gần 52.000 con, nuôi 14,2 ha thủy sản… Năm 2024, xã phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và xã hội giới thiệu việc làm cho 420 lao động đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Chiềng Chăn đã phát huy nội lực và sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức đã xóa được 26 nhà tạm, nhà dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bình quân 4,5%/năm. 

Trường Tiểu học - THCS xã Chiềng Chăn được xây dựng khang trang.

Hiện nay, xã Chiềng Chăn có trên 55% tuyến đường giao thông nội bản, liên bản và nội đồng được bê tông hóa; hệ thống mương thủy lợi được đầu tư, nâng cấp sửa chữa kiên cố, từng bước đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2024, xã triển khai mở rộng và giải tỏa nền đường nội bản Sài Lương 1,34 km; Chiềng Đen 1,2 km; giải tỏa hành lang và đổ bê tông đường nội bản Phường với chiều dài hơn 2 km, bản Quỳnh Nam 500 m, đường bê tông nội bản bản Yên Bình 380 m, đường bê tông bản Nặm Luông 80 m. 

Phát huy nội lực, xã Chiềng Chăn tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước; triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu hết năm 2025, xã đạt thêm 2 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gồm: Tiêu chí 15  về y tế; tiêu chí 9 về nhà ở dân cư; xây dựng bản Phường, bản Quỳnh Nam đạt bản nông thôn mới; xóa 25 nhà tạm; tạo việc làm cho 500 lao động địa phương.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    Chuyển đổi số -
    Trung tâm Dữ liệu quốc gia được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • 'Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh

    Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 25/2, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
  • 'Phát động ủng hộ "Quỹ học bổng Tô Hiệu" tỉnh Sơn La năm 2025

    Phát động ủng hộ "Quỹ học bổng Tô Hiệu" tỉnh Sơn La năm 2025

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 25/2, UBND tỉnh Sơn La phát động ủng hộ “Quỹ học bổng Tô Hiệu” tỉnh Sơn La năm 2025. Dự lễ phát động có các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.
  • 'Mùa đơm hoa, đậu quả

    Mùa đơm hoa, đậu quả

    Kinh tế -
    Mai Sơn vùng trọng điểm cây ăn quả lớn nhất tỉnh, thời điểm này, những vườn xoài, bưởi đang đồng loạt bung hoa nở rộ. Đồng hành với nông dân, đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn thường xuyên bám cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây thời kỳ ra hoa, đậu quả.
  • 'Hiệu quả tổ bảo vệ an ninh trật tự

    Hiệu quả tổ bảo vệ an ninh trật tự

    An ninh trật tự -
    Với nhiệm vụ hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự, xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, vận động, giáo dục người vi phạm pháp luật đang cư trú tại địa phương, các tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở ở xã Pi Toong, huyện Mường La đã giúp Công an xã giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
  • 'Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

    Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Trên địa bàn huyện Bắc Yên có 7 dân tộc anh em sinh sống, gồm các dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao, Kinh, Tày, Khơ Mú. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng, như điệu xòe Thái; khèn Mông; múa chuông dân tộc Dao; hát ví, đang của dân tộc Mường... Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tuổi trẻ Bắc Yên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong đoàn viên, thanh niên.
  • 'Xây dựng gia đình văn hóa ở Sốp Cộp

    Xây dựng gia đình văn hóa ở Sốp Cộp

    Nông thôn mới -
    Với những giải pháp tích cực, phù hợp, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Sốp Cộp đã tạo động lực thi đua hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình, cộng đồng xã hội bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
  • 'Mường Giàng xây dựng đô thị văn minh

    Mường Giàng xây dựng đô thị văn minh

    Xã hội -
    Sau 16 năm di dời trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai từ xã Mường Chiên về Mường Giàng, nhường đất cho lòng hồ thủy điện Sơn La. Ngày 14/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1280/NQ-UBTVQH15 về thành lập thị trấn Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Đây là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí đô thị văn minh.
  • 'Thanh niên làm kinh tế giỏi

    Thanh niên làm kinh tế giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Tốt nghiệp THPT năm 2013, đoàn viên Lò Văn Minh, bản Phiêng Bủng, xã Mường Bú, huyện Mường La thi đỗ đại học chuyên ngành nông lâm ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, anh quyết định trở về quê hương, dùng kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường để khởi nghiệp với mô hình kinh tế tổng hợp.