Nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra
Quý I/2023, ngành Thuế triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng sụt giảm, lạm phát của các nước tuy hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, hậu quả của đại dịch Covid-19 chưa được khắc phục hết, vẫn còn có tác động xấu đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
Ngay từ đầu năm, Tổng cục Thuế đã phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước; triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước; tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại, giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế hướng tới mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác kê khai nộp thuế, góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước.
Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế quý I/2023 cho thấy thực hiện thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 426.922 tỷ đồng, bằng 31,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 104,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước đạt 411.418 tỷ đồng, bằng 30,9% dự toán, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính đến cuối quý 1, toàn quốc có 890.667 doanh nghiệp đang kinh doanh, tăng 4.333 doanh nghiệp (0,49%) so với thời điểm cuối năm 2022.
Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tính đến cuối quý 1, toàn quốc có 890.667 doanh nghiệp đang kinh doanh, tăng 4.333 doanh nghiệp (0,49%) so với thời điểm cuối năm 2022.
Riêng về hoàn thuế giá trị gia tăng, tính đến ngày 20/3/2023, cơ quan thuế đã ban hành 3.517 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền thuế hoàn là 23.610 tỷ đồng, bằng 13% so với dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023 đã được Quốc hội thông qua (186.000 tỷ đồng), giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Đẩy mạnh công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Đối với hóa đơn điện tử, công tác vận hành, xử lý hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định 24/7, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, và xử lý cấp mã hóa đơn điện tử, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Đến ngày 15/3/2023, cơ quan thuế đã tiếp nhận đã tiếp nhận và xử lý tổng số lượng hóa đơn điện tử đạt hơn 3,3 tỷ hóa đơn (trong đó 860 triệu hóa đơn điện tử có mã và 2,5 tỷ hóa đơn điện tử không mã).
Về triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã có trên 10.000 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, vượt kế hoạch triển khai giai đoạn 1, với số lượng hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền là 1.796.510 hóa đơn.
Thực hiện Chương trình hóa đơn may mắn, toàn ngành đã triển khai tổ chức lựa chọn hóa đơn may mắn. Đến nay, 100% Cục Thuế đã hoàn thành việc tổ chức lựa chọn hóa đơn may mắn quý II-III/2022 và và 62/63 Cục Thuế đã hoàn thành việc tổ chức lựa chọn hóa đơn may mắn quý IV/2022, với tổng số giải thưởng là 4.339 giải được trao đến tay người tiêu dùng.
Đến ngày 15/3/2023 đã có 287.212 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng eTax Mobile.
Bên cạnh đó, công tác triển khai dịch vụ đăng ký, nộp thuế điện tử qua ứng dụng Etax Mobile, kết quả đến ngày 15/3/2023 đã có 287.212 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng eTax Mobile với 224.042 giao dịch với tổng số tiền trên 790 tỷ đồng.
Về công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử, tính đến ngày 15/3/2023 đã có 49 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Với tổng số số thu lũy kế từ khi vận hành Cổng (21/3/2022) đến nay đạt trên 3.700 tỷ đồng (số thu trong năm 2023 là 1.852 tỷ đồng).
Đối với Cổng tiếp nhận thông tin thương mại điện tử trong nước, hệ thống vận hành ổn định, tiếp nhận dữ liệu kê khai từ các sàn thương mại điện tử gửi cơ quan thuế. Tính đến ngày 15/3/2023 đã có 285 tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin qua Cổng với 53.585 cá nhân và 16.003 tổ chức đăng ký bán hàng trên sàn, với 15.919.953 lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch là khoảng 5.500 tỷ đồng.
Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thuế
Để triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, tại Hội nghị giao ban Tổng cục Thuế đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác thuế tháng 3 và quý I năm 2023, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đề nghị các đơn vị trong toàn ngành thuế nỗ lực, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đề nghị các đơn vị trong toàn ngành thuế nỗ lực, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. |
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu tổ chức triển khai các giải pháp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023 theo Nghị quyết số 01 ngày 6/1/2023 của Chính phủ; đồng thời rà soát lại toàn bộ nguồn thu trên địa bàn từng địa phương để giao nhiệm vụ thu phấn đấu năm 2023 cho các đơn vị quản lý thu bảo đảm sát với thực tế phát sinh.
Ngành thuế cũng cần triển khai kịp thời, hiệu quả các gói chính sách, giải pháp về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tạo tiền đề tăng thu cho ngân sách nhà nước khi Chính phủ ban hành.Tổ chức triển khai các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế, đẩy mạnh xử lý khoanh nợ, xóa nợ, để giảm tỷ lệ nợ đọng thuế. Đồng thời khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Bộ tại tờ trình báo cáo Hội nghị đánh giá tình hình xử lý khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội để tiếp tục triển khai hiệu quả, phù hợp..
Lãnh đạo ngành thuế đề nghị tập trung đánh giá, tổng kết triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền giai đoạn 1 (hoàn thành trong tháng 3); tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện thành công giai đoạn 2. Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện Bộ chỉ số tiêu chí rủi ro, chống gian lận về hóa đơn điện tử. Nghiên cứu giải pháp áp dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn, kiểm soát rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử, gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng... nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Ngoài ra, ngành thuế cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Cổng thông tin điện tử kết nối với các Bộ, ngành liên quan, Văn phòng công chứng để chia sẻ dữ liệu nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Tiếp tục bám sát quá trình Diễn đàn IF xây dựng Hiệp định đa phương triển khai giải pháp Trụ cột 1 (Phân bổ quyền đánh thuế đối với thu nhập của các công ty đa quốc gia có hoạt động kinh doanh dịch vụ kinh tế số và kinh doanh trên nền tảng số). Đối với việc triển khai giải pháp Trụ cột 2 (nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD): tiếp tục chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD để báo cáo Bộ, trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!