Phát huy vai trò Hội Nông dân trong công tác giảm nghèo

Những năm qua, cùng với công tác xây dựng, củng cố tổ chức hội vững mạnh, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế từng bước thoát nghèo bền vững.

 

Nông dân bản Tự Nhiên, xã Đông Sang (Mộc Châu) phân loại cà chua trước khi bán ra thị trường.

 

Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hội nông dân cấp huyện, 198/204 hội nông dân xã, phường, thị trấn và 3.232 chi hội nông dân bản, tiểu khu, tổ dân phố, với 160.504 hội viên. Mặc dù tổ chức cơ sở hội đã được củng cố từ tỉnh đến cơ sở, song ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ sản xuất, thâm canh còn nhiều hạn chế. Do vậy, các cấp hội đã tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ canh tác cho nông dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; vận động nông dân tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho hội viên nông dân nghèo có vốn sản xuất, kinh doanh, tổ chức Hội đã nhận ủy thác cho vay hộ nghèo với ngân hàng Chính sách xã hội. Hiện, 100% hội nông dân các huyện, thành phố thực hiện chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ năm 2002 đến nay, Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thành lập 1.123 tổ tiết kiệm vay vốn, với doanh số cho vay đạt 31 tỷ 393 triệu đồng. Hội còn chỉ đạo các cơ sở hội vận động các hội viên thành lập các quỹ hội, tạo thêm nguồn vốn cho những hội viên khó khăn vay với lãi suất thấp. Ngoài hỗ trợ về vốn, hằng năm, Hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hướng dẫn hội viên, nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong 15 năm qua, các cấp hội đã phối hợp tổ chức được 3.654 lớp tập huấn cho 275.632 lượt hội viên, nông dân; mở 772 hội thảo đầu bờ. Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên của từng vùng và nhu cầu thị trường, các cấp hội đã linh hoạt thành lập 135 nhóm nông dân theo sở thích, với hơn 2.000 nông dân tham gia, điển hình như nhóm: Nuôi gà, lợn, nhím, thỏ, dệt thổ cẩm… mở ra cho nông dân nhiều hướng làm ăn mới, thay đổi tư duy, phương thức sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững.

Điển hình như Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai những năm qua đã thực hiện tốt việc giải ngân nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân để hội viên có vốn phát triển chăn nuôi, sản xuất, giúp người dân có điều kiện xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện đã giải ngân được trên 3 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương ủy thác gần 2 tỷ đồng để thực hiện 3 dự án, với 52 hộ vay vốn đầu tư phát triển nuôi bò tại bản Hát Củ (xã Chiềng Ơn), bản Bo (xã Mường Giôn) và bản Hào, bản Nong (xã Nặm Ét); Quỹ hỗ trợ nông dân huyện đang thực hiện 4 dự án, giúp 34 hộ hội viên vay luân chuyển đầu tư các mô hình điểm như: Dự án nuôi lợn, nuôi gà tại bản Chẩu Quân (xã Mường Giàng), nuôi cá lồng tại bản Muôn A (xã Mường Sại), nuôi dê tại bản Bon (xã Mường Chiên)... Hầu hết các mô hình vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân đã mang lại hiệu quả, tiêu biểu, như: Mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản tại 3 xã: Cà Nàng, Mường Giôn, Chiềng Khoang với 40 hộ hội viên tham gia, bình quân mỗi hộ mua từ 2 - 3 con trâu hoặc bò sinh sản, hiện tại 40 hộ tham gia 3 dự án trên đã chăm sóc, phát triển đàn trâu, bò sinh sản lên 90 con.

Gia đình ông Lường Văn Hảy, bản Nong, xã Nặm Ét (Quỳnh Nhai), trước đây là hộ nghèo, cuộc sống vô cùng chật vật. Năm 2015, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn ông làm hồ sơ vay tiền để phát triển chăn nuôi bò. Ông Hảy cho biết: Gia đình tôi được vay 25 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, không chỉ với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản mà không cần thế chấp tài sản, cùng với số tiền dành dụm từ trước, tôi mua ba con bê và xây dựng chuồng trại chứ không thả rông gia súc như trước. Sau 1 năm chăm sóc, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, tôi đã bán đàn bò trả được nợ, rồi tiếp tục được ngân hàng cho vay vốn mới với mức cao hơn, tôi mua thêm 10 con bê nuôi tiếp. Đến nay, đàn bò của gia đình phát triển lên 18 con. Gia đình tôi rất yên tâm tiếp tục đầu tư vào phát triển chăn nuôi đàn bò.

Trong những năm qua, các cấp Hội đã có hàng ngàn hộ hội viên nông dân thuộc diện hưởng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đầu tư sản xuất, phát triển chăn nuôi làm ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi ích và đã thoát nghèo, tiêu biểu như các hội viên: Mùa A Chua, bản Hang Chú xã Hang Chú; Sồng A Cở, bản Suối Lềnh A, xã Hang Chú (Bắc Yên); Hà Văn Hoàng, bản Nà Lò 1, xã Huy Hạ; Đinh Văn Thế, bản Úm 3, xã Huy Thượng (Phù Yên); Quàng Văn Loan bản Huổi Niếng, xã Mường Và; Vì Văn Soạn, bản Co Hốc, xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp); Quàng Văn Tuấn, bản Quỳnh Châu, xã Phổng Lái (Thuận Châu); Nông Thị Hoản, bản Co Hiên, xã Hát Lót (Mai Sơn); Lò Văn Năm, bản Đán xã Yên Sơn (Yên Châu); Hoàng Bình Nguyện, bản Tắt Ngoãng, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu)...

Với những việc làm thiết thực của các cấp hội, cộng với tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên của hội viên nông dân trong tỉnh, đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ  hộ nghèo. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; tăng cường tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các ngành nghề phụ; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tạo điều kiện để hội viên nông dân được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, chăn nuôi để ngày càng xuất hiện nhiều hơn nữa các mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Những việc làm thiết thực của Hội đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nông dân, xây dựng nông thôn mới.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.
  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.
  • 'Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    An ninh trật tự -
    Những phiên tòa giả định, với tính trực quan sinh động, phản ánh các hành vi phạm tội cụ thể, đã giúp đoàn viên, thanh niên nhận diện rõ ranh giới giữa đúng và sai và cảm nhận được tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật sáng tạo, hiệu quả, đang được các cơ sở Đoàn trong tỉnh phối hợp triển khai, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.