Động lực giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu là huyện có trên 93% là đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy trong những năm qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt các chính sách giúp đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt, củng cố niềm tin của bà con vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.

Nông dân xã Mường É phát triển cây chanh leo.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn ưu tiên các nguồn lực, huy động sự đóng góp của các cộng đồng dân cư và toàn xã hội giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo; các chính sách hỗ trợ được triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch, dân chủ, hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (48,86% năm 2014 xuống 39,99% năm 2018). Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ, như: Mô hình nuôi cá kết hợp phát triển chăn nuôi của gia đình anh Lò Văn Hình (bản Lọng Cạo, xã Chiềng La) mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng; mô hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá và trồng cây ăn quả của gia đình anh Và Giống Hờ (xã Co Mạ), thu nhập trên 300 triệu đồng/năm...

Để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, huyện Thuận Châu tổ chức thực hiện tốt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, trên 8.100 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ máy móc, thiết bị, phân bón, giống cây công nghiệp, cây ăn quả (chè, chanh leo, xoài, sơn tra), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt ở những xã, bản đặc biệt khó khăn và chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai hiệu quả, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 3.026 hộ vay vốn ưu đãi trên 39 tỷ đồng phát triển sản xuất.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm và nước sinh hoạt trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi: 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã; 30,84% đường nội bản đi lại thuận tiện; 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia; 93% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã, thị trấn được xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế kiên cố... Trong giai đoạn 2014 - 2019, tổng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên 200 tỷ đồng, xây dựng 131 công trình hạ tầng cơ sở tại các xã, bản đặc biệt khó khăn, gồm: 19 công trình giao thông, 20 giáo dục, 25 nhà văn hóa, 24 công trình thủy lợi, 1 chợ, 17 công trình điện, 12 công trình nước sinh hoạt tập trung, 13 cầu... Thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, đã triển khai xây dựng 161 công trình với tổng kinh phí trên 269 tỷ đồng; xã Phổng Lái được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã đạt 13 tiêu chí, 3 xã đạt 12 tiêu chí, 4 xã đạt 10 tiêu chí, 8 xã đạt 9 tiêu chí.

Bên cạnh đó, Thuận Châu chú trọng  tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, 15/84 trường học đạt chuẩn quốc gia, 24 trường tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, 18/29 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, 23 trạm y tế có bác sỹ, 100% trạm có nữ hộ sinh, y sỹ, 560/562 bản, tiểu khu có cán bộ y tế.

Các chính sách thiết thực, hiệu quả của Đảng, Nhà nước đã và đang góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa; trình độ dân trí và năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp ngày càng được nâng cao; đồng bào các dân tộc tiếp cận nhanh phương thức sản xuất hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tích cực phát triển sản xuất, xóa đói, nghèo bền vững, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thơ mộng thác Dải Yếm

    Thơ mộng thác Dải Yếm

    Ảnh -
    Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn - Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với cao nguyên Mộc Châu. Thác được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m, được chia thành 2 nhánh thác chính, một bên 9 tầng một bên 5 tầng, tựa như những cung bậc tình yêu. Thác Dải Yếm đẹp nhất từ tháng 6 -10 hàng năm, bởi thời điểm này, lượng nước đổ về nhiều nhất, thác nước đổ trắng xóa như dải lụa giữa núi đồi, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, khiến cho bất kỳ ai khi đến đây cũng ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy.
  • 'Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo

    LTS: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
  • 'Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

    Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • 'Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp

    Xã hội -
    Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La đã thể hiện được vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp, đề xuất với Ban Giám đốc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đề ra.
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    Giúp các tổ, bản xác định được tiềm năng, lợi thế, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, Thành phố Sơn La đã phát động, triển khai mô hình “Mỗi bản một mô hình kinh tế”, đem lại kết quả tích cực.
  • 'Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Sốp Cộp vào vụ thu hoạch cam

    Nông nghiệp -
    Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.