Trường Sa trong trái tim tôi

Vinh dự và tự hào, là cảm xúc đầu tiên đối với tôi - người làm báo ở tỉnh miền núi Sơn La, khi đầu năm 2019, cùng phóng viên các cơ quan báo chí toàn quốc tham gia cùng Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân thuộc Quân chủng Hải quân thăm, tặng quà Tết cho các đảo thuộc quần đảo Trường Sa - phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. 

Phóng viên Báo Sơn La tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa.
(Ảnh chụp năm 2019)

 Với tâm trạng háo hức, từ phố núi Sơn La, trải qua hành trình hơn 1.000 km, bằng cả đường bộ lẫn đường không, tôi có mặt tại Quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, hòa cùng hàng trăm phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước chuẩn bị lên các tàu ra đảo. Trong chuyến đi này, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4, bố trí 3 hạm tàu lớn, chia thành 3 tuyến theo các đảo hướng phía Bắc, phía Nam và tuyến giữa. Tôi cùng 36 đồng nghiệp khác được biên chế theo tàu HQ-561 đi tuyến giữa, tới các đảo và điểm đảo: Đá Lớn, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Tốc Tan, Tiên Nữ, Núi Le và Phan Vinh. 

Ngày 4/1/2019, đoàn công tác bắt đầu rời cảng, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, biển động mạnh, sóng to, gió lớn như muốn thử thách những người lần đầu ra đảo. Tại Lễ chia tay tiễn đoàn rời cảng Cam Ranh, lãnh đạo Bộ Tư lệnh vùng 4, Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh: Đây là chuyến tàu đặc biệt, mang đầy tình cảm của người dân cả nước gửi tới cán bộ, chiến sĩ biển đảo. Thời điểm này đang vào mùa mưa bão, biển động, sóng có thể cao từ 1,7 m đến trên 2,5 m, nhưng với bản lĩnh, trình độ của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam, chắc chắn hải trình sẽ bình an, thuận lợi…

Xuồng CQ đưa phóng viên vào đảo tác nghiệp.
(Ảnh chụp năm 2019)

 Đúng 16 giờ, tàu HQ-561 kéo 3 hồi còi dài chào đất liền, bắt đầu rẽ sóng rời cảng Cam Ranh hướng về biển đảo xa xôi, mang theo tâm trạng háo hức, chờ đợi của các thành viên trong đoàn, ai cũng mong sớm đến được với vùng đảo "đầu sóng ngọn gió", nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Sau hơn 2 giờ đồng hồ khởi hành, dãy núi cuối cùng của đất liền rồi cũng khuất đỉnh trong sóng nước mênh mông. 

Dù đã được cảnh báo trước, vậy mà chúng tôi vẫn bất ngờ cảm nhận thế nào là say sóng, cảm giác bồng bềnh, chuếnh choáng khi lướt qua từng con sóng lớn hay mỗi khi sóng đập vào mạn tàu. Đội ngũ phóng viên hầu như ai cũng bị say sóng, thế mới hiểu thêm sự chịu đựng, bất chấp những khó khăn, vất vả, thử thách của những cán bộ, chiến sĩ hải quân và những người làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa; càng thêm cảm phục ý chí, nghị lực phi thường của các anh, ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phút giải lao của các chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa. 
(Ảnh chụp năm 2019)

Trong hải trình hơn 20 ngày trên biển, lần lượt đến các đảo, điểm đảo, anh em phóng viên chúng tôi ai cũng muốn ghi lại thật nhiều khoảnh khắc của mỗi hành trình mình đã trải qua. Bởi vậy, khi đến các đảo chìm, đảo nổi, ai cũng say sưa chụp ảnh, ghi hình, rồi phỏng vấn các cán bộ, chiến sỹ, người dân trên các đảo, để khi trở về tàu lại cặm cụi hoàn thành tác phẩm. Sóng to, gió lớn, tàu nghiêng tròng trành, nôn nao say sóng, nhưng chúng tôi vẫn cặm cụi hoàn thành bài viết, gửi ngay về tòa soạn, phản ánh kịp thời những gì mình được chứng kiến, cảm nhận. 

Xúc động nhất đối với anh em phóng viên là khi đến vùng biển giữa cụm đảo Cô Lin, Len Đao, được tham gia Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Cụm đảo này chỉ cách nhau vài ba hải lý, cách đây 35 năm (ngày 14/3/1988), vì sự toàn vẹn chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc, các cán bộ, chiến sĩ Hải quân thân yêu của chúng ta đã kiên cường chiến đấu; 64 cán bộ, chiến sĩ thuộc các tàu 604, 605, 505 và chiến sĩ Đoàn công binh 83 đã hy sinh anh dũng. Sự hy sinh của các anh đã được ghi tạc vào lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc; là ngọn lửa thiêng bừng cháy mãi mãi trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam.

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh trên quần đảo Trường Sa.       
(Ảnh chụp năm 2019)

Lễ tưởng niệm được tổ chức ở khu vực boong tàu. Trong tiếng sóng rì rào, giữa không gian mênh mông trời biển, mắt ai cũng đỏ hoe. Mọi người ai nấy đều thành kính thả lễ vật, hương hoa xuống biển, thể hiện hành động tri ân các liệt sĩ đã hy sinh vì biển đảo quê hương, mang theo thông điệp gửi người đã khuất: Phẩm chất cao quý, chí khí anh hùng của các anh đời đời bất diệt; nguyện cầu cho linh hồn các anh được siêu thoát; mang lại bình yên cho đất nước, dân tộc cũng như những cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên các đảo, điểm đảo, ngày đêm đối mặt với gian lao, thử thách và hiểm nguy nhưng vẫn ngời sáng tinh thần cách mạng và ý chí của những người lính Hải quân Anh hùng.

Phóng viên Báo Sơn La ghi lại những hình ảnh tại quần đảo Trường Sa.  (Ảnh chụp năm 2019)

 Suốt cuộc hành trình, tôi cảm nhận sức sống mãnh liệt trên các đảo, sự quyết tâm, kiên cường của quân và dân Trường Sa. Chính tình yêu quê hương, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm vô song của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trường Sa đến từ mọi miền đất nước trên đảo xa… đã tạo thêm động lực cho chúng tôi yêu nghề hơn, có trách nhiệm với nhiệm vụ của những “chiến sĩ cầm bút”. Cá nhân tôi đã có nhiều tác phẩm về Trường Sa được đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Sơn La. Đặc biệt, là phóng sự 3 kỳ "Sức sống Trường Sa" của tôi và đồng nghiệp đã đoạt giải báo chí viết về xây dựng Đảng tỉnh Sơn La năm 2020.

Thấm thoắt, hơn hai chục ngày trong hải trình công tác đến các đảo, điểm đảo của quần đảo Trường Sa đã kết thúc, tàu HQ-561 bắt đầu hành trình trở về Quân cảng Cam Ranh. Đêm chia tay, không gian trên tàu bỗng như lắng lại, các thành viên trong đoàn người thì trao đổi thêm về những bức ảnh, khuôn hình; người lặng lẽ viết tiếp bài phóng sự, những dòng nhật ký về những ngày đặc biệt trên biển đảo quê hương. Đã 4 năm trôi qua, hình ảnh Trường Sa vẫn nguyên vẹn trong trái tim, là kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời làm báo của tôi.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.