Cảng hàng không Nà Sản trên cung trời Tây Bắc

Cảng hàng không Nà Sản đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế và quốc phòng, an ninh. Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đầu tư Cảng hàng không Nà Sản góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

Cảng hàng không Nà Sản tiền thân là sân bay dã chiến phục vụ nhiệm vụ quân sự, năm 1978-1979 được đầu tư xây dựng trở thành cảng hàng không dùng chung dân dụng và quân sự. Giai đoạn 1996-2004 khai thác ổn định với tần suất 2-5 chuyến/tuần bằng máy bay ATR72. Tuy nhiên, do khai thác đã lâu, hệ thống kết cấu hạ tầng xuống cấp, dừng hoạt động từ năm 2004.

Cảng hàng không Nà Sản, cùng với Cảng hàng không Điện Biên là hai cảng hàng không duy nhất cho đến nay của cả tiểu vùng Tây Bắc rộng lớn và hiểm trở của Tổ quốc. Về mặt hàng không dân dụng, Cảng hàng không Nà Sản là một cảng hàng không cơ bản ở khu vực Tây Bắc, nối liền Thủ đô Hà Nội, miền Trung và miền Nam với Tây Bắc có nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử. Về mặt quân sự, Cảng hàng không Nà Sản có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ của đất nước và xử lý các tình huống khẩn cấp của khu vực.

Sân bay Nà Sản nhìn từ trên cao.

Việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Cảng hàng không Nà Sản mở rộng mạng lưới giao thông bằng đường hàng không, nối liền tỉnh Sơn La với các khu vực khác trên cả nước, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, thu hút đầu tư phát triển địa phương, mở rộng giao thương, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện mục tiêu đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cho biết: Cảng hàng không Nà Sản là cảng hàng không lưỡng dụng. Căn cứ quy hoạch và nhu cầu thực tiễn, Cảng hàng không Nà Sản được đề xuất đầu tư chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I (2021-2030) với quy mô đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I đạt công suất 1 triệu hành khách và 350 tấn hàng hóa/năm. Cảng có quy mô xây dựng 1 đường cất hạ cánh; 1 nhà ga diện tích khoảng 0,8ha; nhà điều hành 3 tầng; hệ thống giao thông, tường rào, cổng, cấp thoát nước, điện... đồng bộ; đài kiểm soát không lưu và hệ thống trang thiết bị đồng bộ... Giai đoạn II, sẽ đầu tư mở rộng các hạng mục của dự án để đạt công suất 2 triệu hành khách/năm; khoảng 6.000 tấn hàng hóa/năm. Dự án dự kiến sử dụng đất khoảng 249,5 ha và tổng mức đầu tư khoảng 3.028 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1 khoảng 2.560 tỷ đồng, giai đoạn 2 khoảng 468 tỷ đồng.

Với tầm quan trọng của Cảng hàng không Nà Sản trong việc phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN, trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Sơn La, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về sự cần thiết đầu tư Cảng hàng không Nà Sản và đề nghị UBND tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương triển khai quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý IV/2022.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Sơn La tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng phương án đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT và giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án tại Tờ trình số 136/TTr-UBND ngày 2/8/2022. UBND tỉnh Sơn La đang chỉ đạo tổ chức lập Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Nà Sản để có thêm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP và giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án; phấn đấu triển khai và cơ bản hoàn thành dự án trong giai đoạn 2021-2025.

Hân hoan chào đón năm mới 2023, kỳ vọng cảng hàng không Nà Sản sớm được triển khai, đưa vào hoạt động, giúp tăng cường giao lưu, kết nối kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, nhất là hàng nông sản trong khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile

    Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile

    Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, người nộp thuế đã dễ dàng hoàn thành mọi nghĩa vụ liên quan đến thuế, không giới hạn không gian, thời gian. Đó là những tiện ích của ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí cho người nộp thuế và tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý thuế.
  • 'Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính

    Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính

    Cải cách hành chính -
    Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính là nhiệm vụ xuyên suốt được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện. Trong đó, ưu tiên cắt giảm thời gian thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ; xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt nhất nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

    Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Sơn La tập trung lãnh đạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng. Cùng với đó, luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân người có công với cách mạng, củng cố niềm tin nhân dân, tạo động lực để cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

    Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

    Kinh tế -
    Phù Yên hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
  • 'Chặng đường đổi mới của Giáo dục Sơn La
• Kỳ 2: Học thật, thi thật, nhân tài thật

    Chặng đường đổi mới của Giáo dục Sơn La • Kỳ 2: Học thật, thi thật, nhân tài thật

    Phóng sự -
    Thực hiện phương châm “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, ngành Giáo dục - Đào tạo Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vững chắc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh.
  • 'Chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản

    Chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản

    Kinh tế -
    Đảm bảo đầu ra cho nông sản, UBND huyện Mường La ban hành kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trọng tâm là ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại kết nối và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho nông dân.