Trò chơi tu lu của đồng bào Mông ở Nậm Nghẹp

Không chỉ lưu giữ các trò chơi dân gian mỗi dịp tết đến, xuân về hay trong các lễ hội, đồng bào dân tộc Mông ở bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đang duy trì và triển khai nhiều trò chơi dân gian truyền thống gắn với hoạt động quảng bá, phát triển du lịch,  trong đó có trò chơi tu lu.

Du khách trải nghiệm chơi tu lu tại bản Nậm Nghẹp.

Nói về trò chơi này, ông Kháng A Phịnh, Trưởng ban Công tác mặt trận bản Nậm Nghẹp, cho biết: Tuổi thơ của những chàng trai người Mông gắn liền với quả tu lu; ngày bé, chúng tôi được bố mẹ, ông bà làm cho tu lu để chơi cùng bạn bè, trẻ con thì làm quả tu lu nhỏ vừa với nắm tay, càng lớn quả tu lu cũng lớn dần theo và có đường kính tối đa từ 7 - 8 cm, cao 10 cm, trọng lượng khoảng 500 g tùy vào loại gỗ. Theo kinh nghiệm thì tu lu được làm từ gỗ nghiến, đinh, lim là tốt nhất, đảm bảo độ bền cứng. Con tu lu được đẽo gọt to, nhỏ khác nhau để phù hợp với thể lực của từng người chơi, sau đó dùng dao gọt, đẽo tạo hình trụ, đầu dưới thu nhỏ dần thành mũi nhọn là phần tiếp xúc với mặt đất, tạo thành tâm quay tròn, đầu trên dạng bán cầu.

Để tu lu quay lâu thì tạo hình quả tu lu cũng phải đảm bảo sự cân đối. Một phần không thể thiếu đó là dây quấn quanh quả tu lu được se bằng sợi lanh, dài hơn 1 mét, nối với một đoạn gậy được làm bằng cành cây cứng, hay cành trúc thẳng, nhỏ, cỡ bằng ngón tay cái, dài khoảng 40 - 60 cm, có độ dẻo để không bị gãy khi đánh tu lu. Người chơi một tay cầm tu lu, một tay cầm cán và dùng lực mạnh của cánh tay cầm cán, đồng thời buông tay cầm tu lu. Lúc này con tu lu theo lực vung của cánh tay người chơi lao ra quay tại vòng tròn cố định hoặc đánh vào con tu lu khác. Theo quy định, sẽ có 2 đội đấu với nhau, mỗi đội có từ 1-2 người trở lên và không quá 4 người. Sân chơi tu lu thường là một bãi đất rộng, mặt sân bằng phẳng, xung quanh rộng rãi, đảm bảo an toàn cho cuộc chơi và đủ rộng cho người xem đến cổ vũ.

Trò chơi tu lu có nhiều cách chơi và hình thức thi khác nhau, gồm phần thi biểu diễn và thi chọi quay... Các đội sẽ biểu diễn cho tu lu quay, tu lu đội nào quay lâu nhất sẽ giành phần thắng. Ngoài ra, các đội còn thi chọi tu lu, với 3 vòng thi, mức độ khó sẽ tăng dần bởi khoảng cách ngày càng xa, mỗi vòng thi cách nhau từ 3 - 6 mét. Vòng 3 là vòng cuối cùng, cũng là thử thách lớn nhất, cần sự khéo léo cùng với sức mạnh, độ phán đoán chính xác, giàu kinh nghiệm của người chơi để đánh trúng tu lu của đội bạn. Đội chọi đánh trúng tu lu của đội bạn thì được tính điểm và thi tiếp ở cự ly dài hơn, nếu chọi 3 lần không trúng thì không có điểm và sẽ phải quay tu lu để đội bạn đánh. Cứ như vậy, đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.

Tu lu còn là môn thể thao tạo lợi thế cho các chàng trai người Mông phô diễn sức mạnh, sự khéo léo trước những cô gái. Nhiều chàng trai cô gái Mông khi đi xem cỗ vũ chơi tu lu mà đã nên duyên chồng vợ và sống hạnh phúc bên nhau. Bởi vậy, đồng bào dân tộc Mông có câu: “Con quay anh nắm chắc; Đôi mắt anh ngắm thẳng; Ném con quay trúng đích; Vỡ òa trái tim em…”

Cùng gia đình lên Nậm Nghẹp trải nghiệm, chị Đào Kim Dung, du khách Hà Nội chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Nậm Nghẹp, không khí trong lành, thiên nhiên hoang sơ và yên bình, cách biệt hẳn với phố thị ồn ào. Người nơi đây rất thân thiện và còn nhiệt tình hướng dẫn tôi chơi tu lu, phải mất nhiều lần tôi mới có thể cho quả tu lu quay được trên mặt đất. Còn các thanh niên ở đây chơi rất khéo léo, điêu luyện.

Với những rừng sơn tra cổ thụ, cùng với nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, những năm gần đây, du lịch bản Nậm Nghẹp đang từng bước phát triển, việc giữ gìn trò chơi tu lu tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa, vừa lưu giữ môn thể thao truyền thống, vừa quảng bá nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông đến với du khách.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.