Nét đẹp trang phục phụ nữ dân tộc Khơ Mú

Ở bản Nậm Pù, xã Huổi Một, huyện Sông Mã có 150 hộ, trong đó 97% là đồng bào dân tộc Khơ Mú. Bà con nơi đây luôn giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nổi bật là trang phục của phụ nữ.

Truyền dạy việc mặc trang phục dân tộc Khơ Mú cho thế hệ trẻ.

Trang phục dân tộc của phụ nữ Khơ Mú gồm có: Khăn piêu, áo cóm đen, váy đen. Bà Quàng Thị Kẹo, bản Nậm Pù, có nhiều kinh nghiệm trong việc thêu may trang phục truyền thống, cho biết: Con gái Khơ Mú từ khi 10 tuổi đã được truyền dạy thêu thùa trang phục. Bắt đầu học thêu họa tiết trên chiếc khăn piêu, khi đường kim, mũi chỉ thành thạo sẽ tự làm trang phục cho mình. Mỗi bộ trang phục dân tộc Khơ Mú thường mất khoảng gần 1 tháng để hoàn thiện.

Khăn piêu của dân tộc Khơ Mú gần giống như khăn piêu của dân tộc Thái, nhưng họa tiết trên khăn đơn giản hơn. Áo cóm của phụ nữ Khơ Mú có màu đen, có hàng cúc bạc to hình chữ nhật, trên áo đính những đồng tiền bạc, hạt ngọc nhiều màu thể hiện mong ước giàu sang, phồn thịnh. Váy của phụ nữ dân tộc Khơ Mú được sử dụng bằng vải đen thường, ngắn ngang bắp chân để người phụ nữ thuận tiện khi làm các công việc đồng áng hằng ngày. Phần chân váy có các họa tiết được thêu hoặc dệt những hình hoa lá, con vật, hình thoi... bằng các loại chỉ màu sặc sỡ.

Để trang phục của dân tộc mình đặc sắc hơn, nhiều phụ nữ đã cải tiến bằng cách sử dụng các loại vải màu như xanh, đỏ, vàng, tím đính kèm kim tuyến để làm áo cóm, nhưng vẫn giữ nguyên các họa tiết đặc trưng của dân tộc. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng trang phục dân tộc, một số chị em còn thêu các họa tiết, hoa văn để làm hàng hóa, người mua về chỉ cần may họa tiết vào phần tay, vai, ngực, chân áo cóm và chân váy là hoàn thiện một bộ trang phục đẹp. Ngoài ra, trang phục phụ nữ dân tộc Khơ Mú còn có “láp la” (dây lưng), là các tấm vải đủ màu sắc sặc sỡ quấn quanh phần eo để vừa che khuyết điểm người mặc, vừa tạo điểm nhấn cho bộ trang phục. Bên cạnh đó, bà con ở bản Nậm Pù vẫn giữ được nghề dệt vải may túi để đựng đồ dùng khi cần thiết.

Hướng dẫn thêu các họa tiết trên trang phục dân tộc.

Chị Hùng Thị Hải, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ bản, cho biết: Trong Chi hội hiện có khoảng 30% số hội viên còn duy trì việc thêu may trang phục dân tộc. Để quảng bá, giới thiệu cũng như giữ gìn nét đẹp trang phục phục truyền thống, Chi hội đã tuyên truyền, vận động chị em học làm trang phục dân tộc. Duy trì đội văn nghệ bản, ưu tiên lựa chọn những điệu múa kết hợp trang phục dân tộc để biểu diễn khi tham gia giao lưu với các bản, xã khác trong huyện.

Ngày nay, đồng bào dân tộc Khơ Mú chủ yếu mặc trang phục truyền thống vào những dịp lễ, tết, dịp trọng đại của gia đình, những người biết làm trang phục của dân tộc ngày càng ít hơn. Cùng với tích cực giữ gìn trang phục của dân tộc, bà con bản Nậm Pù còn thường xuyên duy trì các lễ hội truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 9/2/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 9/2/2025

    Bản tin thời tiết -
    Trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường xuống phía Nam sau có cường độ ổn định, từ ngày 9/2 có cường độ suy yếu và lệch ra phía Đông. Trên cao, dòng xiết gió Tây duy trì trên khu vực. Thời tiết: Nhiều mây, có mưa vài nơi. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá.
  • 'Sắc màu Lễ hội mùa hoa gạo bên sông

    Sắc màu Lễ hội mùa hoa gạo bên sông

    Du lịch -
    Lễ hội mùa hoa gạo bên sông huyện Quỳnh Nhai lần đầu tiên được tổ chức đã mang đến cho nhân dân và du khách những trải nghiệm ý nghĩa. Lễ hội đã tái hiện không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Quỳnh Nhai cùng những màn trình diễn dân ca, dân vũ độc đáo và ấn tượng.
  • 'Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông

    Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông

    Xã hội -
    Ngày hội hoa đào xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ được tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân, năm mới; đến với ngày hội, du khách được ngắm những cây hoa đào thắm đang bung nở, hòa mình vào không gian văn hóa đầy màu sắc của đồng bào dân tộc Mông, thưởng thức các đặc sản địa phương.
  • 'Trải nghiệm trò chơi dân gian ngày xuân

    Trải nghiệm trò chơi dân gian ngày xuân

    Du lịch -
    Nằm trong các hoạt động của Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025, đã diễn ra nhiều hoạt động thi đấu thể thao sôi nổi, thu hút đông đảo khán giả và du khách đến xem và cổ vũ.
  • ' Ấn tượng không gian văn hóa, ẩm thực các dân tộc huyện Quỳnh Nhai

     Ấn tượng không gian văn hóa, ẩm thực các dân tộc huyện Quỳnh Nhai

    Du lịch -
    Tiếp tục các hoạt động tại Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025, ngày 8/2, Ban tổ chức đã tiến hành chấm điểm Hội thi "Giới thiệu không gian văn hóa các dân tộc huyện Quỳnh Nhai" và Hội thi trưng bày "Mâm cỗ cổ truyền Tết Nguyên đán". Tới dự có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
  • 'VNPT Sơn La ra quân đầu xuân sản xuất kinh doanh

    VNPT Sơn La ra quân đầu xuân sản xuất kinh doanh

    Thể thao -
    Ngày 8/2, VNPT Sơn La tổ chức Lễ ra quân quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025, với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo, vững bước tương lai, chung sức, chinh phục, bứt phá giới hạn”. Lễ ra quân được tổ chức đồng loạt tại tất cả các chi nhánh trong toàn tỉnh.
  • 'Đoàn kết, đổi mới các phong trào thi đua yêu nước

    Đoàn kết, đổi mới các phong trào thi đua yêu nước

    Xã hội -
    Phát huy vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.