Doãn Quang Khải và hành khúc “Vì nhân dân quên mình”

Có một bài hát huyền thoại, trở thành một trong 12 bài hát truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được chọn làm nhạc hiệu của Chương trình Phát thanh và Truyền hình Quân đội nhân dân, đó là hành khúc “Vì nhân dân quên mình”.

“Vì nhân dân quên mình/Vì nhân dân hy sinh/Anh em ơi vì nhân dân quên mình... /

Thề vì dân suốt đời thề tranh đấu không ngừng/Vì đất nước thân yêu mà hy sinh/Thề diệt hết đế quốc kia giành tự do hòa bình/Đoàn vệ quốc quên mình vì nhân dân...”

Trong dịp về thăm khu Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại thị trấn Mộc Châu, tôi mới biết tác giả của bài hát là Nhạc sỹ Doãn Quang Khải - Người lính Vệ Quốc quân năm xưa cũng đã từng trong đoàn quân Tây Tiến, nằm gai, nếm mật trên vùng biên giới Việt - Lào, rồi chiến đấu ở các chiến trường: Liên khu 3, Việt Bắc, chiến trường Tây Nguyên và Bình Trị Thiên khói lửa trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Đặc biệt, Doãn Quang Khải chỉ viết duy nhất một bài hát, đó là hành khúc “Vì nhân dân quên mình”.

Doãn Quang Khải sinh năm 1925 ở xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tháng 8/1945, ông nhập ngũ. Mùa xuân năm 1947, ông gia nhập đoàn quân Tây Tiến, rồi cùng đơn vị hành quân lên Tây Bắc, từng đi bộ theo đường 41 (quốc lộ 6 ngày nay), Chợ Bờ, Suối Rút, có mặt tại “Sài Khao, Mường Lát, Châu Mộc, Châu Yên...” để phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Thượng Lào, cũng như vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Những nơi này, lúc đó còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng rậm, có nhiều thú dữ. Dù hết sức gian khổ, ông và những đồng đội - phần lớn là thanh niên Hà Nội, trong đó có cả học sinh, sinh viên, rời bút nghiên tham gia kháng chiến, đã sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm.

Năm 1948, Doãn Quang Khải được cử đi học lớp đào tạo đại đội trưởng tại Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường đại học Trần Quốc Tuấn). Năm 1950, trước khi tốt nghiệp, nhà trường tổ chức đợt phát động sáng tác thơ, ca, nhạc, họa, nhằm cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân và dân ta. Trăn trở chưa biết làm thế nào nào để tránh trùng lặp với các nhạc sĩ đi trước, ông nhìn thấy tờ báo Vệ Quốc Đoàn (tiền thân của Báo Quân đội nhân dân ngày nay), trên tiêu chí, mục đích của tờ báo in đậm dòng chữ “Vì nhân dân phục vụ”. Đêm hôm đó, ông ra chân cột đèn ở vườn hoa của trường ngồi viết, dùng kèn Harmonica để soạn và ghi nhạc. Đến gần sáng thì đứa con tinh thần “Vì nhân dân quên mình” ra đời. Sáng hôm sau, ông gọi một số anh em trong đơn vị lại để nghe ông hát thử. Chỉ sau vài lần nghe, mọi người đã thuộc và vỗ tay hát theo ông. Anh em trong lớp rất vui vì lần đầu tiên được hát một bài hát về chủ đề quân đội, lại do chính học viên cùng lớp sáng tác.

Tại buổi lễ bế mạc khóa cán bộ quân sự ngày 1/5/1951, bài hát “Vì nhân dân quên mình” được biểu diễn trước hàng trăm cán bộ, giáo viên và học viên nhà trường. Năm 1952, bài hát được gửi về Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dự cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật toàn quốc. Năm đó, có hai tác phẩm đoạt giải cao, bài “Vì nhân dân quên mình” của Doãn Quang Khải đạt giải nhì (không có giải nhất); bài “Bộ đội về làng” của Lê Yên, phổ thơ Hoàng Trung Thông đạt giải ba.

Thật diệu kỳ. Một người lính bước vào cuộc chiến tranh với lòng vui phơi phới, bất chấp gian lao lửa đạn, đi khắp mọi miền đất nước, chấp nhận hy sinh gian khổ... không biết nhạc lý mà lại sáng tác được một bài hát để đời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam hôm nay... Chỉ có thể có được điều đó, bởi họ đã xác định “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”.

Từ đó đến nay đã tròn 70 năm, bài hát “Vì nhân dân quên mình” được coi như một bài “quân ca” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lớp cha trước, lớp con sau và cả lớp cháu chắt chúng ta nữa, sẽ vẫn còn hát mãi “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh, anh em ơi... vì nhân dân quên mình”. Và tên tuổi Nhạc sỹ Doãn Quang Khải sẽ còn sống mãi với thời gian, với non sông đất nước.

Ảnh tác phẩm “Vì nhân dân quên mình” và tác giả Doãn Quang Khải tại khu Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại thị trấn Mộc Châu.
Nguyễn Vũ Điền (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sông Mã tập trung chăm bón nhãn chính vụ

    Sông Mã tập trung chăm bón nhãn chính vụ

    Huyện Sông Mã -
    Thời điểm này, nhãn chính vụ ở Sông Mã bắt đầu vào thời kỳ ra hoa kết trái. Các hợp tác xã, hộ gia đình đang tập trung chăm sóc, bón phân, tưới nước để tăng khả năng đậu quả; quản lý vùng vùng trồng nhãn, đáp ứng cầu của thị trường và phục vụ xuất khẩu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/2/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/2/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tiếp tục suy yếu và di chuyển ra phía Đông; từ đêm nay 12/2 áp cao lạnh lục địa được tăng cường trở lại, sau có cường độ ổn định. Trên cao, dòng xiết gió Tây duy trì trên khu vực.
  • 'Sắc màu Quỳnh Nhai

    Sắc màu Quỳnh Nhai

    Emagazine -
    Quỳnh Nhai - vùng đất bên sông Đà, có lòng hồ thủy điện Sơn La rộng trên 10.000 ha tạo cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Quỳnh Nhai còn là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc cùng chung sống, tạo nên một vùng văn hóa đậm đà, đa sắc màu. Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025 diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, giới thiệu về mảnh đất, con người Quỳnh Nhai nồng hậu, thân thiện và mến khách.
  • 'Nam cử nhân đại học FPT tình nguyện nhập ngũ

    Nam cử nhân đại học FPT tình nguyện nhập ngũ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Gặp gỡ những những công dân nhập ngũ năm 2025 trên địa bàn thành phố Sơn La, chúng tôi ấn tượng với em Cao Mạnh Toàn, tổ 2, phường Tô Hiệu, Thành phố, tốt nghiệp Trường Đại học FPT Hà Nội, đã viết đơn tình nguyện được lên đường tòng quân với những hoài bão, khát khao cống hiến và trưởng thành.
  • 'Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hát Lót lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

    Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hát Lót lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

    Xây dựng Đảng -
    Chiều 12/2, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hát Lót lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra phiên trù bị. Đại hội có 79 đại biểu chính thức, đại diện cho 514 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã. Đây là đại hội được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp xã của tỉnh Sơn La.
  • 'Hoạt động ổn định sau sáp nhập đơn vị hành chính

    Hoạt động ổn định sau sáp nhập đơn vị hành chính

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện Nghị quyết số 1280/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Sơn La giai đoạn 2023-2025, huyện Yên Châu sắp xếp, sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp xã để mở rộng thị trấn Yên Châu. Đến nay, đã hoạt động ổn định, bộ máy hành chính được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.