Để văn hóa là nguồn lực trong chiến lược phát triển Đà Nẵng

Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng là điểm tựa, nền tảng, bệ phóng, căn cứ chính trị - pháp lý hết sức quan trọng để Đà Nẵng hiện thực hóa chiến lược phát triển bao trùm, toàn diện, đô thị thông minh và sớm trở thành “một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống…”(*).

Giọng nữ
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Ảnh: H.S
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Ảnh: H.S

Thế nhưng, một điều chắc chắn cần phải nhấn mạnh là, một trong những mục tiêu xuyên suốt, hằng định, có tính sống còn để tạo nên “thương hiệu” cho bất kỳ một thành phố nào, mà Đà Nẵng không là ngoại lệ, là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đô thị, để văn hóa thực sự là nguồn lực thúc đẩy phát triển nhưng cũng là giá trị tạo nên cốt cách của Đà Nẵng, một thành phố “đáng đến và đáng sống”.

Muốn làm được điều đó, trước hết phải nhận thức một cách sâu sắc về giá trị và sức mạnh của văn hóa trong toàn bộ tiến trình lịch sử của thành phố Đà Nẵng và tiến hành phân tích, bóc tách để “chạm khảm” các giá trị đó vào từng lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong từng hoạt động, dự án, đề án phát triển; thao tác hóa các giá trị đó thành những tiêu chí có thể lượng giá được để thấy được văn hóa không chỉ và không bao giờ chỉ là “giá trị tinh thần” mà là các giá trị vật chất, cùng với kinh tế, có thể thúc đẩy phát triển toàn diện cho Đà Nẵng. Muốn vậy, cần phải thực hiện một số biện pháp dưới đây.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Hiện tại, “thương hiệu du lịch Đà Nẵng” được hình thành thông qua hàng loạt các hoạt động văn hóa mang tầm quốc tế, hiện đại. Do đó, bên cạnh phát triển các “biểu tượng văn hóa hiện đại”, cần phải bảo tồn và phát triển các “biểu tượng văn hóa truyền thống” của Đà Nẵng đã được sản sinh từ hoạt động sống theo dòng chảy lịch sử đến hiện tại như các làng nghề (làng nghề nước nắm Nam Ô, làng chiếu Cẩm Nê, làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng bánh khô mè Cẩm Lệ, làng hoa Dương Sơn, làng nón Hòa Vang, làng rèn Thanh Khê, làng nghề làm mộc Hòa Nhơn…) cũng như duy trì (một cách có hệ thống, khoa học và đảm bảo tính lịch sử) các lễ hội truyền thống đặc sắc như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đình làng Hòa Mỹ, lễ hội Thần Hoàng làng Túy Loan, lễ hội Mục Đồng (Hòa Vang), lễ hội Xuân Đình Bảng (Mỹ Khê)…

Cần phải ghi nhớ rằng, “sức hút” và sự quyến rũ của một thành phố không chỉ nằm ở các kiến trúc hiện đại, các giá trị văn hóa hiện đại mà chủ yếu là ở các lớp trầm tích được lắng động nhiều thế hệ gắn với con người, với tư cách là chủ thể, linh hồn của đô thị đó. Do đó, các làng nghề và lễ hội truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa mà chính nó là nguồn lực, tiềm năng lớn trong phát triển du lịch (nhất là du lịch trải nghiệm) và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương, gắn kết cộng đồng.

Lễ hội Cầu An làng Nam Ô, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ảnh: KIM LIÊN
Lễ hội Cầu An làng Nam Ô, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ảnh: KIM LIÊN

Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần

Văn hóa là đời sống tinh thần xã hội. Do đó, cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa cộng đồng, phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ tại các khu dân cư và tạo điều kiện (bằng cơ chế, chính sách, tài chính một cách cụ thể) để mọi tầng lớp nhân dân có cơ hội tham gia, đóng góp đời sống văn hóa cộng đồng. Cần phải nhận thức một cách sâu sắc rằng, văn hóa và hệ thống các giá trị hình thành, nhào nặn nên hồn cốt, cốt cách và được “chạm khắc” vào toàn bộ đời sống xã hội từ hoạt động sinh tồn, hoạt động sống, hoạt động lao động sản xuất; hoạt động giao lưu, giao tế, hoạt động vui chơi, giải trí. Từ đó càng làm phong phú, “bồi đắp” thêm để “thành trì” văn hóa được vững chắc hơn, phong phú hơn, sinh động hơn. Trong bối cảnh và yêu cầu phát triển bền vững, vai trò của cộng đồng địa phương trong phát huy các giá trị văn hóa phải được xác định, khẳng định và hình thành cơ chế phù hợp để cộng đồng - chủ thể quan trọng – tiếp tục phát huy hơn nữa vị thế, vai trò của mình.

Do tính chất lịch sử và các yêu cầu về sinh tồn, phát triển, các cộng đồng “sản sinh”, sáng tạo ra các giá trị trong đó văn hóa và chính họ là chủ thể hưởng thụ những giá trị văn hóa mang lại. Có thể ví von văn hóa chính là “căn cước của cộng đồng”. Từ cách tiếp cận này nhìn nhận, thúc đẩy, định hình, gắn kết vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chính là “hoàn nguyên vai trò” để mỗi cá nhân trong cộng đồng “cộng đồng hóa trách nhiệm” và sẻ chia, thụ hưởng các giá trị (vật chất, tinh thần) mà văn hóa mang lại, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Trong điều kiện của Đà Nẵng, trước hết cần tiến hành xây dựng và nâng cấp hạ tầng văn hóa, phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa cộng đồng hiện hữu. Tiến hành thống kê, đánh giá một cách khoa học hiện trạng các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa-thể thao tại các quận/huyện (đặc biệt là khu vực ngoại thành); tiến hành nâng cấp hệ thống thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim, công viên để đáp ứng các nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của người dân.

Song song với đó, cần kiến tạo các không gian văn hóa công cộng hiện đại như phát triển các không gian xanh, công viên sáng tạo để tổ chức các sự kiện văn hóa cộng đồng; hình thành các khu biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, đường sách, phố đi bộ gắn với các hoạt động văn hóa. Về mặt chiến lược, cần suy nghĩ hình thành tổ hợp phim trường mang tầm cỡ khu vực và quốc gia để phát triển nền công nghiệp văn hóa, cụ thể là văn hóa điện ảnh cho Đà Nẵng. Song song với đó, cũng cần có chiến lược nghiên cứu, đúc kết để “chỉ ra nét đặc trưng” về con người Đà Nẵng, cốt cách Đà Nẵng, lối sống Đà Nẵng,…để tiếp tục hun đúc, tạo nên hình ảnh một thành phố đáng đến và đáng sống gắn với con người bình dị, gần gũi, tình thương, trách nhiệm…

Lễ hội Cầu Ngư, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.                                    Ảnh: T.K
Lễ hội Cầu Ngư, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Ảnh: T.K

Phát huy vai trò của cộng đồng, nhân dân

Văn hóa, quản lý văn hóa nói chung, hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa - với tư cách là một thiết chế, một lĩnh vực trọng yếu trong đời sống xã hội, một nhân tố thúc đẩy phát triển địa phương - cũng cần phải được định hướng bằng đường lối, chủ trương của chính quyền. Thế nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, quần chúng nhân dân là chủ thể của văn hóa. Nói cách khác, cần phải có cơ chế, chính sách (đặc biệt là tài chính) để “thúc đẩy” người dân tham gia các hoạt động, sự kiện văn hóa địa phương.

Thực ra, sự “hưởng thụ” văn hóa không chỉ dừng lại ở bình diện “được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra” của cộng đồng dân cư mà còn có trách nhiệm tổ chức thực hiện, duy trì các hoạt động (gắn với hoạt động sống, hoạt động tâm linh, hoạt động tín ngưỡng,…) mà ở đó các giá trị văn hóa được khu trú và “khai quật”. Trong trường hợp này, “hưởng thụ” văn hóa cũng là “tiêu thụ” và “truyền thụ” các giá văn hóa để tiếp tục “kéo dài”, củng cố các hệ giá trị văn hóa cố hữu gắn với các nhóm dân cư, cộng đồng địa phương.

Do đó, để văn hóa thực sự là nguồn lực cho phát triển, là “chất keo” kết dính cộng đồng, là “chất xúc tác” cho phát triển kinh tế Đà Nẵng thì việc thu hút, tạo điều kiện, kêu gọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia thực hiện các hoạt động, sự kiện, phát huy các giá trị văn hóa theo phương thức xã hội hóa, đa chủ thể, đa phương diện. Có như vậy thì các nét văn hóa mới được bảo tồn, giá trị văn hóa mới được phát huy, hồn cốt văn hóa mới được gìn giữ…

Cần phải nói thêm rằng, trong điều kiện chuyển đổi số như hiện nay, việc áp dụng sự tiến bộ của khoa học-công nghệ và mạng internet vào quản lý hoạt động văn hóa là cần thiết nhưng cũng đã xuất hiện các hiện tượng mê tín dị đoan trên không gian mạng. Đây là “chỉ báo” và là “đơn đặt hàng” cho các nhà hoạch định chính sách văn hóa, các nhà quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa thành phố Đà Nẵng đối với việc kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát huy giá trị văn hóa ở “đời thực” và cả trên không gian mạng, tránh làm méo mó, tầm thường hóa các giá trị văn hóa, làm mất đi ý nghĩa đích thực của văn hóa.

Trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay cũng cần tính đến phát triển nền tảng văn hóa số và sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) vào lĩnh vực văn hóa. Với nền tảng công nghệ thông tin phát hiện nay của Đà Nẵng hoàn toàn có thể “đưa văn hóa Đà Nẵng” đến với quốc tế bằng “một chạm” bằng cách tạo bảo tàng ảo, triển lãm trực tuyến để mọi người dễ dàng tiếp cận với các giá trị văn hóa Đà Nẵng.

Mua Tung tung, da dá tại nhà Gươl Cơ tu, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: XUÂN TƯ
Mua Tung tung, da dá tại nhà Gươl Cơ tu, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: XUÂN TƯ

Gắn giá trị văn hóa với hoạt động kinh tế, du lịch

Khu vực miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng có thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch gắn với văn hóa biển đảo, văn hóa các dân tộc, văn hóa kiến trúc, văn hóa tâm linh. Để các giá trị văn hóa được “hiện thực hóa”, được bảo tồn và phát huy theo hướng bao trùm, xanh, bền vững thì cần phải được “chạm khảm” vào các hoạt động kinh tế, hoạt động du lịch bởi chính các hoạt động này sẽ chuyển tải được văn hóa, thúc đẩy văn hóa phát triển. Muốn vậy, chính quyền thành phố cần phải có kế hoạch chuyển đổi sinh kế cho các nhóm cư dân; từng bước tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho các nhóm cư dân đặc thù. Khi nào người dân, cộng đồng “nhìn thấy” được cái lợi của hoạt động văn hóa thì họ sẽ là chủ thể tích cực tham gia.

Chẳng hạn, Đà Nẵng đã và đang phát triển các tuyến du lịch gắn với văn hóa dân tộc như tour khám phá làng Cơ tu ở Hòa Bắc, giới thiệu các di tích Chăm nhưng sự “hiện diện” của người Cư tu, người Chăm với tư cách là một bộ phận trong tổng thể văn hóa các dân tộc ở Đà Nẵng hay với tư cách là chủ thể của các nét văn hóa riêng biệt vẫn còn mờ nhạt.

*

Để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực trong chiến lược phát triển tổng thể của thành phố Đà Nẵng, cần một cách tiếp cận toàn diện và đồng bộ, kết hợp giữa bảo tồn giá trị truyền thống, sáng tạo trong cách khai thác và ứng dụng văn hóa vào các lĩnh vực kinh tế, du lịch, giáo dục và xã hội. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ phía chính quyền trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ, quản lý hiệu quả và đầu tư phát triển hạ tầng văn hóa, đồng thời khuyến khích sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp. Việc gắn kết văn hóa với các hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch, không chỉ góp phần chuyển đổi sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân mà còn làm phong phú bản sắc địa phương, nâng cao vị thế của Đà Nẵng trên bản đồ văn hóa và du lịch quốc tế.

Khi văn hóa được nhìn nhận và khai thác như một tài sản chiến lược, Đà Nẵng sẽ không chỉ phát triển bền vững về kinh tế mà còn tạo dựng được một cộng đồng thịnh vượng, văn minh, và tự hào với di sản văn hóa của mình, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thành phố, hướng đến một thành phố thông minh, thành phố đáng sống, thành phố hạnh phúc.

Theo Báo Đà Nẵng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 27/1/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 27/1/2025

    Bản tin thời tiết -
    Trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường mạnh. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, sau có mưa vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao thuộc các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Mai Sơn và TP. Sơn La có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
  • 'Xây dựng văn hóa lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

    Xây dựng văn hóa lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

    Trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng, tối 5/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Ðảng ta là đạo đức, là văn minh"[1]. Ðảng ta là đạo đức, đó là đạo đức cách mạng - là hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức của người đảng viên, được xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, không vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Ðảng, của dân tộc, của nhân dân.
  • 'Công nghiệp chế biến -  điểm tựa vùng nguyên liệu

    Công nghiệp chế biến -  điểm tựa vùng nguyên liệu

    Kinh tế -
    Khép lại năm 2024, ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh có thêm những “trái ngọt”, nhiều chỉ tiêu trong Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã đạt và vượt. Mục tiêu, từng bước đưa tỉnh Sơn La trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc bộ dần thành hiện thực.
  • 'Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

    Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

    Xây dựng Đảng -
    Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi đến thăm một số mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn toàn tỉnh, mới thấy được sức lan tỏa sâu rộng của phong trào. Ngày càng xuất hiện nhiều những mô hình, điển hình “Dân vận khéo” cụ thể, thiết thực trên các lĩnh vực, mang đến mùa xuân no ấm cho nhân dân.
  • 'Hướng tới mục tiêu chính quyền phục vụ

    Hướng tới mục tiêu chính quyền phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Hai năm 2022-2023, chỉ số cải cách hành chính, tỉnh Sơn La đã vươn lên vị trí thứ 13 cả nước, trong đó, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước liên tục nằm trong tốp đầu cả nước. Đây là kết quả vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ.