Quan tâm giải quyết việc làm sau đào tạo

Những năm qua, Trường Cao đẳng Sơn La thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị trường để tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Qua đó, giúp học sinh, sinh viên có việc làm, thu nhập ổn định, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Giọng nữ

Là cơ sở đào tạo nghề cao đẳng, trung cấp, sơ cấp của tỉnh, Trường Cao đẳng Sơn La đào tạo khoảng 30 ngành, nghề, gồm: Sư phạm mầm non, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ thông tin, tin học ứng dụng, điện nước, hướng dẫn du lịch, quản trị khách sạn, chăn nuôi thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật, kế toán doanh nghiệp, nghiệp vụ bán hàng, pháp luật, hành chính văn phòng, các ngành khối nghệ thuật… Tập trung chủ yếu ở 2 nhóm đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT và học sinh tốt nghiệp THCS học nghề kết hợp với học cấp GDTX bậc THPT. Năm học 2024-2025, nhà trường có 2.400 học sinh, sinh viên, với 134 lớp. Trong đó, hệ cao đẳng là 15 lớp, hệ trung cấp là 119 lớp.

Một giờ học của lớp công nghệ thông tin tại Trường Cao đẳng Sơn La.

Ông Nguyễn Đức Long, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Cùng với nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trường quan tâm phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Tổng hợp, cung cấp thông tin về số lượng học sinh, sinh viên của nhà trường tốt nghiệp hằng năm cho các doanh nghiệp. Thu thập các thông tin, yêu cầu của các nhà tuyển dụng, như: Ngành tuyển, số lượng tuyển và yêu cầu tuyển dụng để gửi thông báo tới tất cả học sinh, sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Đăng tải các thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động lên các trang thông tin fanpage, website, facebook của nhà trường. 

Định kỳ hằng năm, trường tổ chức ngày hội việc làm, nhằm kết nối giữa các đơn vị sử dụng lao động với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Riêng năm học 2023-2024, có 22 doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động tham gia trực tiếp tuyên truyền, tư vấn về vị trí việc làm, thu nhập và chế độ đãi ngộ khi tham gia làm việc tại đơn vị cho sinh viên của nhà trường chuẩn bị tốt nghiệp. 

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

Ông Nguyễn Duy Nhậm, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, Trường Cao đẳng Sơn La, cho biết: Hằng năm, Trung tâm đã tham mưu cho nhà trường triển khai các hoạt động hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Ngoài ra, tiếp nhận thông báo tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp qua Trung tâm, phối hợp với các khoa gửi trên nhóm zalo của các lớp để học sinh, sinh viên biết. Trung tâm còn tư vấn trực tiếp, phát tờ rơi tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cho học sinh. Nhờ vậy, giúp các em tiếp cận với thị trường lao động đa dạng, có nhiều lựa chọn vị trí việc làm. Nhiều em ngay sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm phù hợp.

Hiện nay, Trung tâm Kinh doanh Sơn La, thuộc Công ty cổ phần viễn thông FPT, Hà Nội, có 8 nhân viên là cựu sinh viên của Trường Cao đẳng Sơn La, với mức lương từ 6 - 18 triệu đồng/người/tháng. Chị Nguyễn Thị Hương Thùy, chuyên viên tuyển dụng của Trung tâm, cho biết: Vào cuối kỳ mỗi năm học, chúng tôi tham gia Ngày hội tư vấn việc làm do Trường Cao đẳng Sơn La tổ chức để tìm kiếm, tuyển dụng lao động. Hoặc khi cần thiết, chúng tôi liên hệ trực tiếp với nhà trường để tìm kiếm lao động. Chủ yếu tuyển dụng ngành kỹ thuật công nghệ thông tin, điện tử công nghiệp với trình độ đào tạo trung cấp trở lên. Sinh viên do Trường Cao đẳng Sơn La đào tạo đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn tuyển dụng mà Trung tâm cần có, vì vậy chúng tôi tiếp tục phối hợp lâu dài với nhà trường để tuyển dụng lao động trong thời gian tới.

Giờ học thực hành điện tại Trường Cao đẳng Sơn La.

Sau 6 tháng sinh viên tốt nghiệp, nhà trường tổ chức khảo sát để đánh giá chất lượng đào tạo so với nhu cầu thị trường, làm cơ sở tuyển sinh năm học mới, cũng như nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề. Kết quả khảo sát năm học 2023-2024 cho thấy, trên 94% số học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có việc làm, trong đó 81,2% số người học có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Nhiều em đã có việc làm thu nhập cao, ổn định trong các cơ quan Nhà nước hoặc các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhiều trường hợp khởi nghiệp chủ yếu ở các ngành nông nghiệp và du lịch tại địa phương, tham gia hợp tác xã trồng cây ăn quả, xây dựng trang trại chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các khu du lịch, các cửa hàng kinh doanh máy tính, thiết bị điện, nước.

Tốt nghiệp tháng 5/2024 chuyên ngành cao đẳng điện, đến tháng 7/2024, em Vì Văn Anh, bản Ten, xã Chiềng En, huyện Sông Mã, đã tìm được việc làm tại Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện AnPha, Cao Bằng. Em Anh thông tin: Công việc chính của em là vận hành máy tại thủy điện. Hiện nay, em đang trong quá trình thử việc, với mức lương ban đầu là 7 triệu đồng/tháng. Sau 4 tháng thử việc, nếu được vào làm chính thức, mức lương sẽ tăng lên 14 triệu đồng/tháng, được đóng bảo hiểm xã hội. 

Với niềm đam mê làm nông nghiệp từ bé, anh Lò Văn Nguyên, bản Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, đã đăng ký học ngành Khuyến nông tại Trường Cao đẳng Sơn La. Sau khi tốt nghiệp, với những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường, anh trở về quê hương trồng dâu tây, mỗi năm anh trồng 1,6 - 1,8 vạn cây giống. Cùng với đó, anh Nguyên còn đầu tư màng phủ, dây tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới văng, với tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng. Bình quân mỗi năm anh thu từ 10 đến 15 tấn dâu tây. Trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng. Anh Nguyên chia sẻ: Ngoài học lý thuyết trên lớp, tôi còn thường theo các thầy, cô giáo trong Khoa Nông lâm đi khảo sát thực tế tại các khu vực sản xuất trên địa bàn tỉnh. Biết cách nhận biết thời tiết khí hậu từng vùng, được học kiến thức chuyên môn bài bản, nên dễ dàng tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cách tìm kiếm thị trường tiêu thụ… Qua đó, giúp tôi áp dụng vào thực tế phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, có nguồn thu nhập ổn định.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Sơn La phấn đấu hằng năm có 100% học sinh, sinh viên sau khi ra trường có việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.