Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa - nghệ thuật

Với chức năng đào tạo nguồn nhân lực về văn hóa - nghệ thuật và du lịch từ sơ cấp, trung cấp và liên kết đào tạo đến trình độ đại học tại địa phương và khu vực. Những năm qua, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, mở rộng quy mô các loại hình đào tạo, tăng cường chuẩn hóa chuyên môn cho đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo.

 

Giờ học của sinh viên Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh.

 

Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh hiện có 37 cán bộ, viên chức, trong đó trên 73% có trình độ đại học và trên đại học. Nhà trường có 5 phòng, khoa đào tạo các chuyên ngành: Khoa Nghệ thuật và Tổ chức biểu diễn; Khoa Nghiệp vụ VHTT và Du lịch; Khoa Văn hóa cơ bản. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường coi trọng bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn và quản lý cho cán bộ, giảng viên; phát động các phong trào thi đua dạy và học; tổ chức biên soạn giáo trình giảng dạy, chương trình môn học, đề cương bài giảng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các yêu cầu đào tạo của Nhà trường; thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn dự giờ, đánh giá chất lượng giảng dạy; tổ chức tuyển sinh đào tạo đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu theo đúng kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, Nhà trường tích cực triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức ký cam kết giao ước thi đua nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp... Qua đó, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, giữ vững sự đoàn kết, tạo sự đồng thuận cao trong Nhà trường.

Bà Lù Thị Vinh, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Trong 10 năm qua, có 9 cán bộ của trường được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, gồm 1 tiến sỹ, 8 thạc sỹ; 9 cán bộ được đào tạo cao cấp chính trị và trung cấp. Năm học 2019-2020, Nhà trường tuyển sinh 110 học sinh, đảm bảo chỉ tiêu đề ra, nâng tổng số học sinh, sinh viên của nhà trường lên 290 em. Hiện, Nhà trường đang đào tạo các chuyên ngành: Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc; thanh nhạc; nhạc cụ; hội họa; organ; biểu diễn nhạc cụ truyền thống; quản lý văn hóa; hướng dẫn du lịch. Cùng với đó, Nhà trường hiện đang liên kết đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học, gồm 4 lớp: Thư viện khóa III; Quản lý văn hóa khóa IV, V; Quản trị văn phòng. Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên được nâng lên, có trên 70% học sinh, sinh viên xếp loại khá, giỏi; hơn 98% rèn luyện tốt, không có học sinh, sinh viên mắc tệ nạn xã hội, duy trì an ninh trường học tốt; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm đều đạt 98%. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên luôn đạt trên 90% khá, giỏi thông qua các kỳ hội giảng cấp khoa, trường.

Phát huy những kết quả đạt được, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo; triển khai kế hoạch tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định và bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới, xứng đáng là cái nôi đào tạo những tài năng văn hóa, nghệ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cho tỉnh nhà.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.