Nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc

“Văn hóa còn thì dân tộc còn” là khẳng định hết sức đúng đắn về vị trí và vai trò của văn hóa trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, đồng thời là một trong những yếu tố mà từ khi ra đời, tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay, Đảng ta luôn luôn cùng toàn dân nỗ lực bảo đảm, phát triển. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã và đang xuất hiện một số hiện tượng có thể đẩy tới nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi cần được kịp thời chấn chỉnh.

Hội khèn ngày xuân. Ảnh: VIỆT HÙNG

Qua những chặng đường lịch sử của dân tộc, từ quá trình dựng nước, giữ nước đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, dù trải qua nhiều biến động, thăng trầm nhưng chúng ta luôn hướng đến một nền văn hóa lấy con người làm trung tâm, và xây dựng nền văn hóa của dân, do dân, vì dân. Khi lãnh đạo dân tộc tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ nhận thức, nắm bắt các vấn đề mới của thực tiễn mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bổ sung nội dung mới cho khái niệm văn hóa, để văn hóa luôn “soi đường cho quốc dân đi” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Từ năm 1943, “Đề cương văn hóa” của Đảng đã nêu lên ba yếu tố then chốt, là mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam là dân tộc - đại chúng - khoa học. Vì thế, từ quá trình vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chúng ta đã xây dựng được vị trí tiên phong của nền văn hóa văn nghệ chống đế quốc, phong kiến trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại ngày nay như Đảng ta tổng kết. Đó chính là di sản lớn lao thấm đẫm mồ hôi và máu của bao lớp đồng chí, đồng bào đi trước mà thế hệ hôm nay và mai sau phải giữ gìn, phát huy; cũng là kế tục xứng đáng các giá trị cốt lõi của truyền thống anh hùng, đầy tính nhân văn đã được cha ông xây dựng từ hàng nghìn năm trước, và trao lại cho chúng ta.

Có thể thấy, khi đề ra đường lối phát triển văn hóa Việt Nam, dù trong giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hòa bình, Đảng ta cũng luôn đề cao tính dân tộc. Và nổi lên là bản sắc văn hóa dân tộc với những giá trị văn hóa tốt đẹp của tổ tiên, ông cha phải được giữ gìn, phát huy. Có thể coi đây chính là “tấm căn cước” để mỗi người Việt Nam hội nhập với thế giới. Văn hóa còn thì dân tộc còn là ở đó. Hòa nhập song không hòa tan cũng ở đó. Truyền thống tốt đẹp khi biết giữ gìn và phát huy không hề mâu thuẫn, đối lập với đổi mới, tiến bộ, hiện đại. Bởi, trong tổng hòa nguồn lực để xây dựng văn hóa hôm nay, có các giá trị được cha ông tạo dựng từ quá khứ.

Tuy vậy nhìn vào bối cảnh hiện tại, dù chúng ta đã làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho xã hội - con người, thì vẫn phải thẳng thắn nói rằng vẫn còn có không ít biểu hiện “lệch chuẩn” văn hóa đáng băn khoăn, trăn trở. Đó là những biểu hiện lệch lạc, nông cạn trong nhận thức về văn hóa của một bộ phận xã hội, thậm chí có người còn quan niệm văn hóa chỉ là “cờ đèn kèn trống, đóng đinh leo thang”, múa may, hát xướng… Ngay trong đội ngũ người làm công tác văn hóa không hẳn ai cũng hoàn toàn thấm nhuần trong cả nhận thức và hành động để đáp ứng phát triển văn hóa là phải phát triển toàn diện, thống nhất trong sự đa dạng, thấm đậm tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, nội lực quan trọng để phát triển đất nước.

Vì thế vẫn xảy ra tình trạng còn coi nhẹ văn hóa, đặt văn hóa thấp hơn kinh tế. Hệ quả là trong khi đạt nhiều mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất vượt trội so với trước đây, nhưng ở một số nơi, trong một số trường hợp, đạo đức, văn hóa xã hội lại bị xuống cấp nghiêm trọng, chủ nghĩa cá nhân bành trướng, không ít cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất, phai nhạt lý tưởng, coi thường kỷ luật, tham ô, lãng phí…

Hiện thực xã hội hiện nay đang đan xen các mảng sáng - tối, tốt - xấu hết sức phức tạp. Bên cạnh rất nhiều tấm gương tốt đẹp, giàu lòng vị tha, thiện tâm, khi có thiên tai, dịch bệnh sẵn sàng chia sẻ với đồng bào theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “thương người như thể thương thân”, chung tay cùng đất nước, chính quyền để vượt qua mọi khó khăn… lại có một số người ích kỷ, tham lam, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Lối sống thực dụng cực đoan như một thứ dịch bệnh đang nguy cơ lan rộng trong xã hội, nhất là lớp trẻ.

Trong khi đó nghệ thuật dường như lại quá coi trọng chức năng giải trí. Có thời điểm trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng phải gióng lên hồi chuông báo động về một số cuốn sách chạy theo thị hiếu thấp kém, phản văn hóa. Ở đó, nhân danh cách tân, đổi mới, một số người ca tụng lối viết bí hiểm, rắc rối, tù mù, đánh đố… Thái độ sùng ngoại biểu hiện song song với việc chê bai, bỉ bôi, hạ thấp văn học truyền thống. Nguy hại hơn là coi thường, công kích các giá trị tiêu biểu của nghệ thuật kháng chiến, hoặc mượn chữ nghĩa văn chương để bôi lem, làm xấu hình ảnh một số anh hùng, danh nhân của đất nước.

Với một số người, nghệ thuật không chỉ là phương tiện, mà còn là “vũ khí” tấn công quá khứ. Không phải không có hiện tượng “hai mặt” trong văn nghệ sĩ hiện nay. Đã xuất hiện hiện tượng, nghệ thuật, thu mình vào “cái tôi” đơn độc, riêng biệt, duy nhất, và phai nhạt sự gắn bó sâu sắc với công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc có tầm vóc rộng lớn, phong phú; dẫn đến tình trạng xa rời dân tộc và đời sống của nhân dân... Đương nhiên, hội nhập là vươn tỏa ra nhân loại, nhưng lan tỏa thế nào vẫn phải đặt trên mẫu số chung là dân tộc - nơi nghệ sĩ là thành viên, là nguồn cội - nơi nghệ sĩ sinh ra, trưởng thành. Đồng bào, chiến sĩ yêu quý văn nghệ sĩ bởi khi soi vào tác phẩm, họ thấy có bóng dáng, tâm hồn mình, niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được chia sẻ…

 Do đó, cùng với việc khuyến khích, cổ vũ, nâng đỡ các sáng tác nghệ thuật có tính thể nghiệm, cũng nên chú ý tới nguy cơ đoạn tuyệt với nguồn mạch văn hóa dân tộc để rồi cóp nhặt, bắt chước, lai căng vô lối, nhố nhăng. Cũng phải nhắc đến tình trạng đó đây, thuần phong mỹ tục của dân tộc bị lãng quên, bị coi thường, thậm chí bị xâm hại. Đến cả một số di sản văn hóa quý báu của dân tộc cũng chưa được bảo tồn gìn giữ cẩn trọng dẫn tới bị xuống cấp, hay hủy hoại. Có công trình đưa vào trùng tu, phục chế sau khi làm xong người ta không còn nhận ra được đường nét, màu sắc xưa cũ bởi sự đắp điếm, tô vẽ tùy tiện, cẩu thả…

Nghệ thuật không thể tồn tại nếu mất gốc rễ văn hóa dân tộc. Không thể có một nền nghệ thuật đứng ngoài văn hóa dân tộc. Đáng lo ngại là trong khi nghệ thuật Việt Nam đang vắng bóng, thiếu hụt các tác phẩm có giá trị tư tưởng - nghệ thuật sâu sắc, hấp dẫn, xứng đáng với chiều kích, tầm vóc công cuộc đổi mới của đất nước; thì lại xuất hiện nhiều tác phẩm làng nhàng, nhợt nhạt; những chương trình truyền hình ồn ào, vô bổ; những bộ phim dễ dãi, lê thê cùng sự khen chê, định giá tù mù, cánh hẩu, bè phái, cơ hội. Ngay cả sách giáo khoa cũng phơi bày không ít sỏi sạn, một số ngữ liệu, dữ liệu đưa vào chương trình dạy cho học sinh còn thiếu chọn lọc kỹ càng, buộc dư luận phải lên tiếng mạnh mẽ, nhưng nơi có trách nhiệm lại chậm sửa chữa, thay đổi.

Trên mạng xã hội, trong đời sống cộng đồng đang tồn tại không ít “nọc độc” hoặc xu hướng, nguy cơ có thể gây nguy hại cho văn hóa dân tộc. Một ca sĩ nước ngoài bỗng nhiên được không ít bạn trẻ coi là “thần tượng”, mê muội tung hô thái quá, thậm chí hôn cả ghế “thần tượng” đã ngồi! Còn có cả “thánh chửi” trên mạng xã hội được một bộ phận thanh niên tán dương rầm rộ. Tại sao lại có các hiện tượng đó? Phải chăng đời sống văn hóa tinh thần đang tồn tại lỗ hổng ở nhiều nơi, từ truyền thông, báo chí, chương trình biểu diễn,… đến gia đình, nhà trường, xã hội?...

Khó có thể liệt kê, kiểm đếm hết những biểu hiện “lệch chuẩn” văn hóa nhưng vẫn có thể nói rằng sự “lệch chuẩn” ấy là mối nguy hại không hề nhỏ của đất nước, của dân tộc. Đó là một thứ vi-rút gây hại cho đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, cần phải ngăn chặn, bài trừ. Văn hóa Việt Nam cần phải tỏa sáng bởi những giá trị tốt đẹp của kết hợp sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, sự giao lưu, kết nối giữa con người với con người, giữa dân tộc với nhân loại có thể diễn ra dễ dàng, cái hay cũng dễ thấy nhưng điều dở cũng dễ lây. Bởi vậy văn hóa cần được trang bị bộ lọc tinh diệu để “gạn đục khơi trong” như lời dạy cổ nhân. Chưa lúc nào văn hóa cần phải nâng cao sức đề kháng như bây giờ. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa là của mọi người, vì vậy công tác văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của những người công tác trong lĩnh vực văn hóa.

Ở đâu có hoạt động của con người ở đó có văn hóa. Vì thế điều trước tiên trong nhận thức của mọi cấp, mọi ngành, của mọi người cần phải hiểu đúng, hiểu sâu về vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Văn hóa cũng là môi trường sống cho nên không thể và không bao giờ được phép đánh đổi văn hóa để lấy kinh tế. Nhận thức đúng, tư duy đúng sẽ hành động đúng. Xây dựng văn hóa là xây dựng đất nước, xây dựng tương lai, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân.

Văn hóa là chân - thiện - mỹ, là cái đẹp ngàn xưa, cái đẹp hôm nay, cái đẹp mai sau của dân tộc Việt Nam. Xã hội càng trong sạch thì cơ hội phát triển vững mạnh càng lớn. Một xã hội vừa tuân thủ nghiêm kỷ cương, luật lệ vừa coi trọng văn hóa, đạo đức là một xã hội tốt đẹp. Đấy là thước đo trình độ phát triển văn minh của một đất nước, một xã hội.

Đó cũng là điều kiện tiên quyết tạo nên hạnh phúc cho nhân dân. Đường lối phát triển văn hóa của Đảng luôn lấy con người làm trung tâm. Điều này hoàn toàn phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân mà toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực phấn đấu, thực hiện. Bất luận trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn cần phải xác định xây dựng xã hội phát triển lành mạnh, xây dựng con người tiến bộ, phát triển hài hòa, sống nhân nghĩa,… là mục tiêu, động lực của văn hóa .

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Quốc phòng -
    Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Bước vào đợt tuyển quân năm 2025, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được cấp trên giao.
  • 'Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ, Đoàn Thanh niên Công an huyện Vân Hồ luôn phát huy vai trò xung kích vì cuộc sống cộng đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ công an vì nhân dân phục vụ.
  • 'Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Kinh tế -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, thành phố Sơn La đã khuyến khích các hộ nông dân liên kết thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ các hợp tác xã đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • 'Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Xã hội -
    Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Về Quỳnh Nhai, nơi có dòng sông hát: Kỳ 3. Điểm sáng vòng cung du lịch Tây Bắc

    Về Quỳnh Nhai, nơi có dòng sông hát: Kỳ 3. Điểm sáng vòng cung du lịch Tây Bắc

    Phóng sự -
    Với tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, vị trí của du lịch lòng hồ thủy điện đã được xác định rõ trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, cũng như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La. Đây là nền móng, động lực để Quỳnh Nhai phát triển du lịch lòng hồ trở thành điểm sáng trong vòng cung du lịch miền Tây Bắc.
  • 'Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

    Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

    Pháp luật -
    Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, hoàn thiện các Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo.
  • 'Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

    Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

    Kinh tế -
    Nhấn mạnh thời gian tới, Việt Nam ưu tiên cho tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức..., Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam.