Nét độc đáo trang phục dân tộc Mông

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông vốn luôn có nét độc đáo ở kiểu dáng, cho đến những màu sắc sặc sỡ của hoa văn. Cho đến nay, khi những bộ trang phục truyền thống của một số đồng bào dân tộc đang dần ít xuất hiện trong đời sống sinh hoạt của bà con, thì đồng bào dân tộc Mông vẫn luôn có cách gìn giữ và làm nổi bật bộ trang phục của mình.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Vân Hồ bên những bộ trang phục dân tộc cách tân.

Những người phụ nữ dân tộc Mông khéo léo và chịu khó không ngừng sáng tạo với tác phẩm váy áo. Hoa văn trên trang phục dân tộc Mông cũng trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho những người thiết kế trang phục biểu diễn hiện đại mang hơi hướng dân tộc và miền núi.

Phải thừa nhận rằng, trang phục truyền thống của dân tộc Mông, nhất là trang phục phụ nữ rất đặc biệt. Trong cuộc sống hiện đại, với sự du nhập của muôn kiểu thời trang bắt nhịp xu hướng mới, thì những bộ váy áo dân tộc Mông vẫn luôn được yêu thích và được tìm đến nhiều nhất mỗi khi cần đến chất liệu dân tộc trong những sự kiện đặc biệt, hay cần sự sáng tạo nghệ thuật.

Trang phục dân tộc Mông ngày nay có sự cải tiến rất nhiều so với truyền thống, và mỗi sự cách tân đều có chủ đích riêng để làm nổi bật thêm những nét độc đáo, riêng có của bộ trang phục này. Nếu như trước đây, những bộ váy chủ yếu được làm từ loại vải lanh trắng và vải lanh nhuộm chàm, thì nay được dùng chất liệu vải sợi hóa học nhuộm sẵn để thêu may. Chị Tráng Thị Dua, xã Lóng Luông (Vân Hồ) giải thích rằng: Để tạo sự thoải mái cho người mặc nên chất liệu vải cũng cần thay đổi cho đa dạng, ưu tiên dùng những loại vải mềm như vải nhung, kiểu dáng có nhiều thay đổi cho trẻ trung, cách kết hợp hoa văn cũng sáng tạo tùy thích.

Có thể thấy, điểm cách tân dễ nhận ra nhất trong trang phục dân tộc Mông hiện nay chính là sự thay đổi từ chất liệu cho đến thiết kế kiểu dáng dựa trên hoa văn truyền thống. Váy áo nữ vẫn được ưu ái nhiều hơn trong cách tân trang phục, những bộ váy được thiết kế cầu kỳ, không chỉ gắn kết hoa văn mà còn đính thêm các chi tiết đặc sắc, kết hợp phụ kiện để tạo nên những bộ trang phục nổi bật, khác lạ, chủ yếu nhằm đáp ứng thị hiếu của các bạn trẻ yêu văn hóa truyền thống.

Chị Vàng Quỳnh Thu Huế, dân tộc Mông ở Thuận Châu hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố, một người gắn bó lâu năm với nghề may trang phục dân tộc Mông cách tân theo yêu cầu chia sẻ về những sản phẩm của mình: Các bạn trẻ ngày nay thường yêu thích những bộ trang phục của dân tộc mình được cách điệu với chất liệu nhẹ, dễ mặc, thiết kế độc đáo. Chính vì thế, trang phục tôi may thường lấy màu trắng và các loại vải màu khác làm nền thay cho màu chàm đen như truyền thống. Mỗi bộ trang phục đều được thiết kế theo ý tưởng riêng với mục đích dùng cho dịp lễ hội, biểu diễn văn nghệ, hay trang phục cô dâu chú rể ngày cưới. Để hoàn thành một bộ trang phục theo ý muốn thường mất khá nhiều thời gian, công sức, nhất là bộ váy cưới, nhưng đổi lại chúng có thể mang đến niềm vui và sự ưng ý cho người mặc.

Sự sáng tạo không ngừng giúp trang phục truyền thống luôn có chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng dân tộc Mông, giúp văn hóa của họ trở nên phổ biến, được nhiều người biết đến hơn. Chúng ta có thể thấy, hoa văn trên trang phục dân tộc Mông xuất hiện trên những bộ váy thiết kế cách điệu đặc sắc được các bạn trẻ lựa chọn để chụp những bộ ảnh nghệ thuật, “check in” tại các điểm du lịch.

Dạo quanh các tiệm cho thuê trang phục tại huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Thành phố, sẽ không hiếm gặp những bộ váy lấy hoa văn trang phục dân tộc Mông làm nền có kiểu dáng khác lạ, cách tân một cách tinh tế và khéo léo mang hơi hướng nghệ thuật hiện đại, đôi khi là nhấn nhá hoa văn trên bộ váy dạ hội hay những bộ váy xếp tầng kiểu cách độc đáo, những bộ trang phục này thường được lựa chọn để biểu diễn nghệ thuật là chủ yếu.

Trang phục dân tộc Mông còn xuất hiện trên các sản phẩm âm nhạc của các ca sĩ nổi tiếng được công chúng yêu thích đón nhận, hay các chương trình truyền hình với những thiết kế cách tân mà vẫn đậm chất truyền thống. Điều đó đã chứng minh, nét độc đáo của hoa văn trên trang phục người Mông đã và đang được phổ biến, có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

Có thể thấy, phụ nữ Mông hiện nay có nhiều lựa chọn về trang phục hiện đại để phù hợp hơn với tính chất công việc và lối sinh hoạt mới. Nhưng văn hóa truyền thống vẫn có sức sống bền vững trong đời sống của họ và trang phục là vật thể kết tinh văn hóa dân tộc để mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, tự hào về xuất thân của chính mình, được cộng đồng biết đến như một phần đại diện cho văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile

    Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile

    Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, người nộp thuế đã dễ dàng hoàn thành mọi nghĩa vụ liên quan đến thuế, không giới hạn không gian, thời gian. Đó là những tiện ích của ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí cho người nộp thuế và tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý thuế.
  • 'Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính

    Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính

    Cải cách hành chính -
    Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính là nhiệm vụ xuyên suốt được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện. Trong đó, ưu tiên cắt giảm thời gian thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ; xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt nhất nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

    Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Sơn La tập trung lãnh đạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng. Cùng với đó, luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân người có công với cách mạng, củng cố niềm tin nhân dân, tạo động lực để cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

    Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

    Kinh tế -
    Phù Yên hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
  • 'Chặng đường đổi mới của Giáo dục Sơn La
• Kỳ 2: Học thật, thi thật, nhân tài thật

    Chặng đường đổi mới của Giáo dục Sơn La • Kỳ 2: Học thật, thi thật, nhân tài thật

    Phóng sự -
    Thực hiện phương châm “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, ngành Giáo dục - Đào tạo Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vững chắc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh.
  • 'Chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản

    Chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản

    Kinh tế -
    Đảm bảo đầu ra cho nông sản, UBND huyện Mường La ban hành kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trọng tâm là ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại kết nối và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho nông dân.