Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc La Ha

Việc lưu giữ ngôn ngữ, chữ viết của mỗi dân tộc là rất quan trọng, song hiện nay, dân tộc La Ha ở huyện Mường La có nhiều người không biết nói tiếng dân tộc mình mà phải sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác, dẫn đến nguy cơ mai một phong tục tập quán, văn hóa lâu đời của dân tộc La Ha.

 

Dân tộc La Ha bản Lọng Bong, xã Hua Trai (Mường La) tẳng cẩu, mặc váy và nói tiếng dân tộc Thái

 

Trên địa bàn huyện Mường La có 17 bản dân tộc La Ha, với 1.022 hộ, 5.338 nhân khẩu, sống rải rác ở các xã: Pi Toong, Nặm Păm, Ngọc Chiến, Hua Trai, Mường Trai, Nặm Giôn, Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn và Chiềng Lao. Người La Ha cư trú ven sông, suối, sườn đồi, thành những bản riêng lẻ hoặc xen lẫn với người Thái, Khơ Mú. Trong đó, có 4 bản Nà Tạy, Pá Hát (xã Pi Toong), Huổi Ban (Mường Trai) và bản Huổi Liếng (Nặm Păm) vẫn duy trì tốt tiếng nói dân tộc La Ha; 5 bản có ít người biết nói, còn lại 8 bản, không có người biết nói tiếng dân tộc mình.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mường La, cho biết: Một trong những nguyên nhân người La Ha không biết tiếng dân tộc mình là do sống phân tán, hoặc xen kẽ với dân tộc Thái, trải qua nhiều năm, bị ảnh hưởng phong tục tập quán, đặc biệt là ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc Thái.

Để bảo tồn tiếng nói của dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh nói chung và ở huyện Mường La nói riêng, năm 2020, thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc La Ha giai đoạn 2017-2025, huyện Mường La đã tổ chức 4 lớp học tiếng cho 152 học viên là người dân tộc La Ha tại các bản: Huổi Quảng, Tạng Khẻ, Huổi Tóng, xã Chiềng Lao; bản Lọng Bong (xã Hua Trai), nguồn kinh phí được nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng, góp phần bảo tồn, phát huy và duy trì tiếng nói trong đồng bào dân tộc La Ha.

Ông Quàng Văn Hóa, bản Nà Tạy, xã Pi Toong, chia sẻ: Năm 2020, tôi được huyện phân công tham gia dạy tiếng dân tộc La Ha cho 80 người tại bản Tảng Khẻ và Huổi Tóng, xã Chiềng Lao, với các nội dung giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, gọi tên các vật dụng, mối quan hệ trong gia đình. Sau một tháng, nhìn chung, bà con tiếp thu tốt, có thể giao tiếp bằng tiếng của dân tộc mình.

Bản Lọng Bong, xã Pi Toong ở khá biệt lập, những ngôi nhà sàn và người dân nói tiếng Thái, khiến chúng tôi nghĩ đây là bản của đồng bào dân tộc Thái. Anh Cà Văn Sinh, Bí thư Chi bộ bản, chia sẻ: Bản có 93 hộ, 400 nhân khẩu. Là bản dân tộc La Ha, nhưng hầu hết bà con đều không biết tiếng của dân tộc mình, mà lại nói tiếng dân tộc Thái. Năm qua, huyện đã tổ chức lớp dạy tiếng La Ha cho bà con, mỗi hộ cử một người tham gia, sau đó về truyền lại cho các thành viên trong gia đình.

Chị Quàng Thị Biên, bản Lọng Bong, tham gia lớp học tiếng La Ha, nói: Ngày trước, tôi cũng như bao người khác trong bản chỉ nói tiếng Thái. Tham gia lớp học, chúng tôi nói tiếng của dân tộc mình, hiểu thêm về phong tục tập quán. Để nhớ những từ đã được học, hàng ngày các thành viên trong gia đình chúng tôi nói chuyện với nhau và gọi tên các đồ vật trong nhà bằng tiếng La Ha.

Để bảo tồn tiếng nói của dân tộc La Ha trước nguy cơ bị mai một, thiết nghĩ, ngoài tổ chức những lớp học tiếng La Ha, cần tiếp tục quan tâm khôi phục những nét văn hóa đặc sắc, lễ hội truyền thống để lớp trẻ hiểu và gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.