Hàng loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện: Hiểm họa vẫn rình rập

Nhiều quốc gia đang đứng trước mối đe dọa bùng phát làn sóng dịch Covid-19 mới, chủ yếu do sự xuất hiện hàng loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Trong bối cảnh đó, việc nêu cao tinh thần cảnh giác và đoàn kết, hợp tác chống dịch, đồng thời xây dựng hệ thống chăm sóc y tế có sức chống chịu tốt với thách thức là nhiệm vụ của mọi quốc gia.

Virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters
Virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters

Sự biến đổi không ngừng của virus SARS-CoV-2 đe dọa làm bùng phát những làn sóng dịch Covid-19 mới vào bất cứ thời điểm nào.

Hiện tỉnh Ontario của Canada đang đối mặt nguy cơ bùng phát dịch, với nhiều ca mắc mới được ghi nhận. Trong vòng một tuần, thủ đô Ottawa của Canada ghi nhận 177 ca mắc mới, trong đó có 28 người nhập viện. Trước nguy cơ làn sóng dịch Covid-19 bùng phát, các nhà chức trách khuyến nghị người dân thực hiện biện pháp tự bảo vệ như đeo khẩu trang, bổ sung mũi tiêm vaccine phòng Covid-19, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với những người chung quanh, rửa tay thường xuyên, tự cách ly khi phát hiện mắc bệnh...

Giáo sư Christina Pagel của Đại học London, thành viên Nhóm Cố vấn Khoa học cho các trường hợp khẩn cấp của Chính phủ Anh, mới đây cũng cảnh báo về nguy cơ đợt dịch Covid-19 có quy mô lớn xảy ra vào tháng 9/2023 tại Anh, khi trẻ em quay lại trường học và người lớn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ hè. Còn ở Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng ghi nhận số ca lây nhiễm và nhập viện do Covid-19 gia tăng.

Sự xuất hiện của hàng loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với khả năng lây lan nhanh được nhận định là yếu tố khiến số ca bệnh phải nhập viện gia tăng.

Theo các chuyên gia y tế Israel, biến thể BA.2.86 có tới hơn 30 đột biến mới. Dù các nhà khoa học nhận định rằng, biến thể BA.2.86 khó có khả năng gây ra làn sóng bệnh nặng và tử vong do nhiều người đã có miễn dịch trong cơ thể từ các đợt tiêm chủng và các lần nhiễm Covid-19 trước đó, song họ vẫn khuyến cáo các nước thận trọng xem xét nguy cơ tiềm ẩn từ biến thể này. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng khiến nhiều hoạt động được chuyển sang tổ chức trong nhà thay vì ngoài trời; điều kiện thông gió kém làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Sự hoành hành của đại dịch Covid-19 gần bốn năm qua đã bộc lộ những điểm yếu của hệ thống y tế toàn cầu, trong đó có sự tiếp cận không công bằng về dịch vụ y tế. Dù đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dỡ bỏ tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Covid-19 nhưng những bài học về sự sẻ chia, hợp tác vẫn còn nguyên giá trị. Tổng Giám đốc WHO mới đây nhận định, dịch Covid-19 chưa kết thúc và thế giới vẫn cần các công cụ để ngăn chặn đại dịch; đồng thời khẳng định, tất cả các nước trên thế giới sẽ được tiếp cận công bằng những công cụ này.

Mới đây, WHO đã đạt thêm ba thỏa thuận mới với các đơn vị nghiên cứu công nghệ vaccine ngừa Covid-19 về việc cho phép chia sẻ tri thức trên một nền tảng toàn cầu của WHO. Liên minh vaccine cho tất cả mọi người nhận định rằng, các tổ chức chia sẻ công nghệ trên nền tảng của WHO sẽ giúp đặt lợi ích, nhu cầu của người dân lên trên lợi nhuận của các đơn vị nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.

Trong một nỗ lực nhằm tăng cường tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế, Ủy ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc vừa qua kêu gọi các nước giàu miễn áp dụng bản quyền đối với các loại vaccine ngừa Covid-19. Ủy ban nêu rõ, dịch Covid-19 vẫn đang là vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng với những tác động mang tính "thảm họa" mà người dân các khu vực châu Phi, Nam Á hay các dân tộc thiểu số... là những đối tượng phải hứng chịu nhiều nhất.

Thực tế cuộc chiến chống dịch Covid-19 những năm qua đã chứng minh rằng, sự phối hợp hành động của các quốc gia là vũ khí hiệu quả nhất giúp toàn thế giới chiến thắng dịch bệnh.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
  • 'Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Cụ thể hóa việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Trường THCS Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, đã đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, trở thành hoạt động nền nếp, lan tỏa sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Kinh tế -
    Khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ thủy điện Sơn La, Hội Nông dân tỉnh và huyện Mường La phối hợp triển khai dự án “Xây dựng mô hình chế biến thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La” tại xã Chiềng Lao. Sau 2 năm triển khai, bước đầu mô hình cho thấy những tín hiệu tích cực, các hộ tham gia mô hình đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, phát triển kinh tế, nâng cao giá trị nông sản địa phương.