Gấp rút di chuyển nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở

Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, gây mưa lớn, kéo dài, tại bản Ngậm, xã Song Pe, huyện Bắc Yên xuất hiện những vết nứt kéo dài có nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng 108 hộ, hơn 520 nhân khẩu của bản. Việc di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn đang được các lực lượng chức năng của huyện Bắc Yên triển khai gấp rút, không quản ngày đêm.

Giọng nam
Bản Ngậm, xã Song Pe nằm dưới chân đồi và mặt trước là dòng sông Đà

Nguy cơ sạt lở đất rất cao

Sau hơn 1 giờ  từ cầu Tạ Khoa xuôi theo dòng sông Đà, nước đục ngầu vì mưa lũ mới đến bản Ngậm. Nhìn từ xa, các ngôi nhà của người dân nằm dưới chân dãy đồi núi có độ dốc cao, địa hình hiểm trở. Sự chênh vênh của một bản ven sông phía sau là dãy núi cao chất ngất làm chúng tôi thấy lo lắng trước những dự báo về nguy cơ sạt lở ở khu vực này. 

Tiếp cận các vết nứt, chúng tôi phải vượt qua các quả đồi trồng cây xoài, nhãn và cây tếch bị đổ nghiêng do sạt trượt. Vết nứt hở rộng hơn một mét, dài hàng trăm mét, nếu mưa lớn còn tiếp tục, nguy cơ sạt trượt đẩy cả bản Ngậm xuống dòng sông Đà có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Những vết nứt hở rộng hơn một mét, dài hàng trăm mét tại bản Ngậm.

Ông Đinh Văn Muôn, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Ngậm, lo lắng đề nghị chúng tôi khẩn trương chụp ảnh, ghi hình, rồi nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Ông Muôn cho biết: Sau những trận mưa lớn, ngày 11/9, tại bản bắt đầu phát hiện vết nứt hở rộng chỉ khoảng 10cm, dài khoảng 100m vòng cung xung quanh mỏ đồng của Công ty cổ phần Khoáng sản Tây Bắc, có nguy cơ sạt trượt khối lượng đất đá lớn vùi lấp hết khu vực mỏ đồng và 35 hộ dân gần kề khu vực mỏ. Ngoài ra, tại khu vực nhà văn hóa của bản cũng xảy ra sạt trượt tà luy của 6 hộ. Bản đã báo cáo với sự việc ngay với xã và thông tin cảnh báo để bà con trong bản biết, đề cao cảnh giác, sẵn sàng di chuyển. Các vết nứt ngày càng mở rộng thêm và chiều dài khoảng 420m, có nhiều vị trí xuất hiện nước trên mặt đất lún nên ai cũng thấp thỏm, lo lắng.

Những vết nứt, sạt trượt làm nhiều cây xoài, nhãn, tếch hàng chục năm tuổi đổ nghiêng. 
Sạt lở xảy ra tại nhiều điểm ở bản Ngậm, xã Song Pe.

Chung sức vì sự an toàn của nhân dân

Ngay sau khi nhận được thông tin sự việc tại bản Ngậm, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện thành lập tổ công tác đi thực địa kiểm tra, đánh giá trực quan khu vực sạt, nứt, tuyên truyền, vận động người dân bản Ngậm di chuyển đến nơi ở an toàn. Đồng thời, huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an và các lực lượng của xã Song Pe thực hiện di dời người, tài sản của những hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.

Trực tiếp chỉ đạo việc di chuyển dân tại bản Ngậm, bà Trịnh Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, thông tin: Trước mắt, huyện bố trí các hộ dân bản Ngậm về ở tạm tại khu tái định cư bản Tăng, xã Chiềng Sại ở đối diện với bản bên kia sông. Huyện đã trình với UBND tỉnh ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với nguy cơ sạt lở đất tại bản Ngậm. Ngay sau khi có chỉ đạo, huyện sẽ huy động lực lượng quân đội, công an và lực lượng xung kích của xã Song Pe tổ chức di chuyển toàn bộ các hộ dân về nơi ở an toàn. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chức năng canh gác, tuyệt đối không cho người dân quay lại lưu trú tại bản do nguy cơ sạt lở cao. Về lâu dài, huyện đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí, thực hiện dự án tái định cư cho người dân bản Ngậm tại địa bàn khác, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

Các lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi ở mới.

Đã 3 ngày nay, dù thời tiết nắng, mưa thất thường, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ và nhân dân dồn sức hỗ trợ các hộ dân bản Ngậm di chuyển nhà ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở. Trực tiếp chỉ đạo các chiến sĩ di chuyển tài sản và dựng lán tạm, Trung tá Nguyễn Văn Mạnh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Bắc Yên, thông tin: Ban CHQS huyện đã huy động hơn 10 cán bộ, chiến sĩ và 2 tiểu đội dân quân xã Song Pe tham gia hỗ trợ người dân bản ngậm di chuyển và dựng 10 lán trại tại bản Tăng, xã Chiềng Sại. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát, rà soát, đánh giá toàn bộ nguy cơ ở khu vực bản Ngậm, để tham mưu với huyện xử lý các tình huống tiếp theo.

Các lực lượng hỗ trợ nhân dân bản Ngậm tháo dỡ nhà ở di chuyển đến nơi an toàn.

Công an huyện đã huy động 30 cán bộ, chiến sĩ, thực hiện nhiệm vụ cảnh giới, cảnh báo nguy hiểm, hỗ trợ nhân dân di chuyển tài sản. Thượng tá Đinh Hùng Sơn, Phó Trưởng Công an huyện Bắc Yên, cho biết: Tuy giao thông cách trở khó khăn, nhưng đơn vị đã cử cán bộ, chiến sĩ, túc trực tuần tra, không để người dân ngủ lại bản, đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân.

Các lực lượng hỗ trợ người dân bản Ngậm tháo dỡ nhà ở di chuyển đến nơi an toàn.

Với sự hỗ trợ của các lực lượng, đã có 2 hộ dỡ xong nhà ở và 12 hộ di chuyển tài sản đến nơi an toàn; 56 hộ thực hiện ký cam kết tự di dời người, tài sản ra khỏi khu vực cung sạt trượt và ký cam kết tự nguyện tham gia dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai. Đối với các hộ còn lại, tổ công tác của huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động.

Là một trong 2 hộ đầu tiên của bản di chuyển, ông Đinh Văn Chon, bản Ngậm, chia sẻ: Từ khi ở bản xuất hiện các vết nứt, sạt trượt, tôi và bà con vô cùng lo lắng. Cảm ơn cấp ủy, chính quyền và các lực lượng đã không quản đêm, ngày, khó khăn vất vả, giúp bà con dựng lán, di chuyển đến khu vực an toàn. Tôi sẽ cùng với Ban quản lý bản tuyên truyền, vận động bà con trong bản sớm di chuyển đến nơi ở an toàn.

Các lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi ở an toàn.

Ở bản Ngậm, chúng tôi còn được chứng kiến tình đoàn kết, tương thân, tương ái, cùng nhau vượt qua khó khăn của nhân dân bản Tăng, xã Chiềng Sại. Mặc dù khác xã, khác bản, nhưng khi UBND huyện thông báo di chuyển tạm thời các hộ dân bản Ngậm về tái định cư tại bản, Ban quản lý bản Tăng đã nhất trí cao và huy động đoàn viên thanh niên, lực lượng dân quân phối hợp với các lực lượng chức năng giúp người dân bản Ngậm di chuyển tài sản và sẵn sàng hỗ trợ các hộ ổn định cuộc sống.

Ông Đinh Văn Khoén, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Tăng, cho biết: Trước mắt, bản có điểm TĐC đã thi công xong nhưng các hộ chưa chuyển đến ở, người dân trong bản nhất trí nhường cho người dân bản Ngậm đến ở tạm cho đến khi có nơi ở mới. Bên cạnh đó, bản đã bố trí một số nhà dân để các lực lượng ở khi thực hiện nhiệm vụ, bố trí nhà văn hóa bản làm lớp học cho học sinh bản Ngậm.

Các lực lượng dựng lán tạm cho các hộ dân bản Ngậm.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã có mặt tại bản Ngậm kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác di chuyển dân và ổn định cuộc sống người dân; thăm hỏi, động viên bà con và các lực lượng làm nhiệm vụ.

Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị huyện Bắc Yên khẩn trương di chuyển toàn bộ các hộ dân của bản Ngậm về nơi an toàn khi UBND tỉnh ban bố tình trạng khẩn cấp; lực lượng quân đội, công an huy động nhân lực khẩn trương xây dựng các lán tạm cho nhân dân bản Ngậm lưu trú tạm thời; giúp nhân dân di chuyển người, tài sản và đảm bảo an ninh trật tự; kiên quyết không để người dân quay lại cư trú; MTTQ, các đoàn thể giúp nhân dân ổn định cuộc sống tại khu tái định cư tạm thời; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh. Huyện Bắc Yên, rà soát, lựa chọn địa điểm, trình tỉnh xây dựng điểm tái định cư cho bản Ngậm; tiếp tục rà soát lại các điểm có nguy cơ mất an toàn, thực hiện cắm biển cảnh báo, tăng cường tuyên truyền nhân dân đề cao cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai.

Tổ công tác huyện Bắc Yên tuyên truyền, vận động các hộ dân bản Ngậm di chuyển đến nơi ở an toàn.

Hiện nay, tình hình mưa bão vẫn diễn biến phức tạp, thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sẻ chia, đoàn kết của người dân sở tại sẽ giúp nhân dân bản Ngậm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Xây dựng Đảng -
    Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng quân đội, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Nông thôn mới -
    Sau gần 4 năm thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án, huyện Phù Yên đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.