Nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật

Những năm qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, từng bước hình thành thói quen chủ động học tập, tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật của nhân dân.

Giọng nữ

Bà Lò Châu Thỏa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: Việc triển khai Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), các chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành đều bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương. Công tác phối hợp PBGDPL được tăng cường thông qua việc ký kết các kế hoạch phối hợp thực hiện. Ngày Pháp luật được duy trì tổ chức với hình thức phong phú, đa dạng; duy trì mô hình hoạt động của các câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm ma túy”; “Câu lạc bộ pháp luật”; “Bình đẳng giới”.

Phiên tòa giả định tuyên truyền PBGDPL tại Trường THPT Chuyên Sơn La.

Các địa phương đã tích cực đổi mới hình thức tuyên truyền, như: Lồng ghép trong các hội nghị; phát hành tờ rơi, tờ gấp pháp luật; tổ chức hội thi tìm hiểu về pháp luật; phiên tòa giả định... Từ đầu năm đến nay, các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện đã tổ chức 6.742 cuộc, với 535.180 lượt người nghe; 34 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 91.845 lượt người tham gia; phát miễn phí 130.386 tờ gấp pháp luật cho nhân dân. Nội dung tuyên truyền tập trung vào những quy định mới của pháp luật; phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính; bảo vệ môi trường, đất đai; xử lý vi phạm hành chính; phòng, chống dịch bệnh...

Chương trình truyền thông về giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình cho học sinh Trường THPT Tô Hiệu, thành phố Sơn La.

Cùng với việc tổ chức tuyên truyền trực tiếp, các ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin, góp phần giảm chi phí, nhân lực trong quá trình thực hiện tuyên truyền. Các cổng, trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương đã giúp nhân dân tìm hiểu, tiếp cận, khai thác và sử dụng các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tại trang thông tin http://pbgdpl.sonla.gov.vn, lượng tin tức được đăng tải đa dạng, phong phú về hoạt động PBGDPL của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp đã xây dựng đội ngũ cộng tác viên của các cơ quan, đơn vị, biên tập, đăng tải các thông tin hoạt động từ cơ sở. Việc số hóa sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL bằng giấy để đăng tải trên trang thông tin cũng được đơn vị chú trọng thực hiện. Ngoài ra, còn tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật thông qua mục “Hỏi - đáp pháp luật”; tư vấn pháp luật trực tiếp cho nhân dân; tổ chức thành công cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về tiếp cận thông tin” thu hút 47.888 lượt người đăng ký tham gia với 64.787 lượt bài dự thi...  

Tuyên truyền, PBGDPL lưu động tại xã Pú Bẩu, huyện Sông Mã.

Công tác tuyên truyền, PBGDPL đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo, gắn với triển khai các phong trào hội, đoàn thể và các chương trình, đề án, như: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Ngày hội đoàn kết toàn dân”; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2026... Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tại huyện biên giới Sông Mã, hằng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, mô hình tuyên truyền được vận dụng sáng tạo, linh hoạt, bảo đảm phù hợp với các nhóm đối tượng. Từ đầu năm đến nay đã cấp, phát 60.000 tờ gấp pháp luật về “Phòng, chống ma túy”, “Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống”, “Bạo lực gia đình” và “Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử”... giúp nhân dân vùng dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân, Hội đồng PBGDPL huyện Thuận Châu đã phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng thời, định hướng chủ đề, nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền các vấn đề được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng. Hiện nay, huyện tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp với các ngành về tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý, thuộc nội dung số 3, tiểu dự án 1 của Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Công an xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tuyên truyền, PBGDPL cho người dân.

Ông Chá A Dơ, xã Co Tòng, huyện Thuận Châu, chia sẻ: Hằng năm, đều có cán bộ huyện về bản tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhờ vậy, tôi và các hộ dân trong bản hiểu hơn về pháp luật và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, của địa phương. Bà con không vi phạm pháp luật và không tin, không nghe theo kẻ xấu; tích cực phát triển kinh tế để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Bằng các hình thức cụ thể trong việc tuyên truyền, PBGDPL đã giúp nhân dân nâng cao ý thức, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiền Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.