Nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án

Năm 2024, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, bảo đảm đúng người, đúng pháp luật, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Giọng nữ

Ngành Tòa án Sơn La luôn đề cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ; đổi mới lề lối làm việc, bảo đảm việc thụ lý, giải quyết các vụ án và tiến hành các thủ tục hành chính tư pháp nhanh chóng, thuận lợi, đưa ra xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Phiên tòa trực tuyến tại điểm cầu trung tâm Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.

Ông Nguyễn Minh Hải, Chánh án TAND tỉnh, thông tin: Hàng năm, TAND tỉnh đã đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm cho cán bộ, công chức, thẩm phán, thư ký và chất lượng xét xử cho hội thẩm nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng tranh tụng. Tăng cường kiểm tra nghiệp vụ đối với TAND cấp huyện và các tòa chuyên trách TAND tỉnh để nắm bắt, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án phức tạp, đồng thời, tổ chức rút kinh nghiệm chung đối với TAND hai cấp tỉnh.

Năm 2024, TAND hai cấp đã thụ lý 4.594 vụ việc các loại, đã giải quyết, xét xử 4.544 vụ việc, đạt tỷ lệ 98,9%, tăng 0,4% so với năm 2023; còn lại 50 vụ việc đều trong thời hạn chuẩn bị xét xử, không có vụ việc quá thời hạn luật định. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,35%, giảm 0,12% so với năm 2023 và thấp hơn 1,15% so với chỉ tiêu TAND tối cao giao. TAND hai cấp đã phối hợp với Công an và Viện kiểm sát cùng cấp lựa chọn, đưa ra xét xử 253 vụ án điểm; xét xử theo thủ tục rút gọn 12 vụ án hình sự sơ thẩm; tổ chức tốt 71 phiên tòa lưu động để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.

TAND thành phố Sơn La xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng.

Bà Phạm Thị Thanh Nga, Chánh án TAND thành phố Sơn La, cho biết: Trước mỗi vụ án, vụ việc, đơn vị phối hợp với các cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ phục vụ xét xử, đảm bảo nghiêm minh, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp, các thẩm phán tổ chức thảo luận, trao đổi với cơ quan chuyên môn để thống nhất hướng giải quyết; tiến hành thụ lý, thu thập tài liệu, giải quyết vụ án đúng đắn, hiệu quả nhất.

TAND hai cấp đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình, thủ tục hành chính bổ trợ cho hoạt động xét xử, giải quyết các yêu cầu của công dân. Trong năm, TAND hai cấp đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Viện kiểm sát cùng cấp, các cơ sở giam giữ và các cơ quan, đơn vị có liên quan sử dụng hệ thống truyền hình trực tuyến phiên tòa tổ chức tốt 207 phiên tòa xét xử trực tuyến, tăng 16 vụ so với năm 2023. Phối hợp với TAND cấp cao tại Hà Nội tổ chức 6 phiên tòa phúc thẩm trực tuyến; phối hợp tổ chức 189 phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó có 13 phiên tòa rút kinh nghiệm được truyền hình trực tuyến. TAND tỉnh đã tổ chức tốt 1 phiên tòa rút kinh nghiệm được truyền hình trực tuyến đến TAND cấp cao tại Hà Nội và TAND hai cấp của 28 tỉnh thuộc địa hạt tư pháp của TAND cấp cao tại Hà Nội với hơn 300 điểm cầu tham dự phiên tòa.

TAND huyện Mộc Châu ứng dụng công nghệ thông tin vào các phiên tòa xét xử.

Ông Lương Long Bình, Chánh án TAND huyện Mộc Châu, cho biết: Đơn vị đã phối hợp với Công an, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tận dụng hệ thống truyền hình trực tuyến phiên tòa do tỉnh hỗ trợ để tổ chức tốt các phiên tòa trực tuyến và phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến. Trong năm, đơn vị đã tổ chức được 49 phiên tòa xét xử trực tuyến. Đồng thời, lựa chọn 3 phiên tòa xét xử trực tuyến để tổ chức rút kinh nghiệm, từ đó rút ra được nhiều bài học, nâng cao kỹ năng của thẩm phán, thư ký tại phiên tòa, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án ngày càng trưởng thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

TAND tỉnh tổ chức Phiên họp rút kinh nghiệm phiên tòa trực tuyến.  Ảnh: PV

Tòa án Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo TAND hai cấp thực hiện tốt công tác hành chính tư pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng nội bộ dùng chung của hệ thống Tòa án. Trong năm, TAND hai cấp đã công bố 4.381 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án; tương tác 63.766 lượt trên phần mềm Trợ lý ảo; số hóa 5.286 hồ sơ án các loại...

Nâng cao chất lượng xét xử, thực hiện lộ trình cải cách tư pháp, năm 2025, ngành Tòa án Sơn La tiếp tục phối hợp với Công an, Kiểm sát, kịp thời đưa ra xét xử các vụ án trọng điểm, kiên quyết xử phạt nghiêm các loại tội phạm về tệ nạn xã hội. Tập trung làm tốt công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị trước yêu cầu của tình hình mới.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.