Nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự

Những năm qua, công tác thi hành án dân sự tại tỉnh đạt và vượt các chỉ tiêu được giao, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Giọng nữ
Ban Chỉ đạo THADS tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024.

Trong năm công tác 2024, công tác thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, lượng án ngày càng tăng cao, tính chất phức tạp, rủi ro ngày càng nhiều, nhất là án tín dụng ngân hàng có giá trị lớn. Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, việc thi hành án tăng đột biến so với năm 2023 cả về số việc (tăng 8,05%), số tiền (tăng 38,64%) và tính chất các vụ việc phức tạp hơn; án tín dụng, ngân hàng tăng 41,66% về việc, tăng 132,7% về tiền; án tham nhũng tăng 165,51% về việc, tăng 488,93% về tiền; án kinh tế tăng 30,48% về việc.

Với tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn, các cơ quan THADS trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị; chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ; làm tốt công tác phân loại án, thành lập các tổ công tác, tập trung mọi nguồn lực cho các đơn vị, địa bàn trọng điểm, nhiều án. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết các kiến nghị phản ánh của nhân dân; giải quyết triệt để đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án, làm tốt công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị để giám sát tiến độ tổ chức thi hành án và kịp thời phát hiện các sai phạm để xử lý. 

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Cục trưởng Cục THADS tỉnh, cho biết: Trên cơ sở kế hoạch công tác năm đã đề ra, các cơ quan THADS trong tỉnh tập trung triển khai các giải pháp như đổi mới phương thức quản lý, điều hành theo hướng kế hoạch hóa, phân công bảo đảm nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả và rõ trách nhiệm; nâng cao chất lượng hướng dẫn nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; làm tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng có liên quan để tổ chức có hiệu quả công tác THADS.

Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố tuyên truyền vận động hộ gia đình tháo dỡ công trình xây dựng.

Với những giải pháp quyết liệt, phù hợp, hoạt động của ngành THADS tỉnh đã và đang có những chuyển biến tích cực, nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài đã được tập trung giải quyết, góp phần tích cực giữ gìn ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Kết quả THADS trong năm 2024, tổng số phải thi hành 6.659 việc; trong đó, có 6.073 việc có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 5.201 việc, đạt tỷ lệ 85,63%, vượt 1,47% so với chỉ tiêu giao; tổng số thi hành về tiền là hơn 651 tỷ đồng, số có điều kiện thi hành là hơn 411 tỷ đồng, đã thi hành xong hơn 152 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 47,06% tăng 8,47% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 0,21%  so với chỉ tiêu giao.

Đối với các khoản thu cho ngân sách Nhà nước, số phải thi hành là 3.715 việc, với số tiền hơn 82 tỷ đồng, đã thi hành xong 3.125 việc, với số tiền hơn 31 tỷ đồng. Đối với thi hành án về tham nhũng, đã thi hành xong 61/67 việc, với số tiền hơn 12 tỷ đồng/13,5 tỷ đồng, đạt 91,4% về việc, 90,4% về tiền...

Là địa bàn có lượng án phải giải quyết với số việc chiếm khoảng 9,7% và số tiền chiếm khoảng 8,5% trong tổng số phải thụ lý chung của cả tỉnh; trong đó có nhiều vụ án lớn, phức tạp, song bằng nhiều giải pháp, Chi cục THADS huyện Mộc Châu đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ông Vũ Thắng, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Mộc Châu, cho biết: Trong tổ chức thi hành án, đơn vị luôn đảm bảo đúng trình tự thủ tục xây dựng hồ sơ, nội dung hồ sơ có căn cứ pháp lý vững chắc rõ ràng. Việc xác minh phân loại án đảm bảo chính xác, từ đó làm căn cứ cho việc chỉ đạo xử lý vụ việc. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan, hội, đoàn thể ở khu dân cư, trưởng dòng họ, người có uy tín cùng vào cuộc vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện chấp hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án...

 

Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiêu hủy tang vật.

Những kết quả đạt được trong công tác THADS thời gian qua rất đáng ghi nhận, song vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như: Số lượng việc thụ lý mới tăng, đặc biệt là các việc thi hành án theo đơn yêu cầu có giá trị phải thi hành lớn, trong đó nhiều việc án tham nhũng, kinh tế, tranh chấp đất đai có liên quan đến nông, lâm nghiệp có tính chất phức tạp. Người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù hoặc người phải thi hành án không có tài sản, chỉ có nguồn thu nhập duy nhất từ lương, hiện đang thực hiện quyết định khấu trừ thu nhập hàng tháng, do vậy hồ sơ thi hành kéo dài. Các vụ việc tín dụng, ngân hàng có tài sản thế chấp là nhà, đất việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn...

Hiện nay, các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh đang phải thi hành 34 việc thi hành án phá sản, tương ứng với số tiền phải thi hành trên 80 tỷ (với 8.405 người mắc nợ) chiếm 21% số tiền có điều kiện thi hành cũng gặp nhiều khó khăn, đối với vụ việc này chỉ vận động, thuyết phục không thể tổ chức cưỡng chế thi hành án. Do đó, việc thi hành án kéo dài, phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả công tác.

Với phương châm chủ động trong triển khai nhiệm vụ, dự báo sát, đúng những khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu về công tác thi hành án dân sự, các cơ quan THADS trong tỉnh tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tích cực tham mưu cho Ban chỉ đạo THADS cùng cấp tập trung nguồn lực để tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng; các vụ việc thu hồi tiền, tài sản của Nhà nước bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các vụ việc có điều kiện thi hành tồn đọng từ 1 năm trở lên chưa thi hành dứt điểm.

Tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa bàn, chú trọng tuyên truyền, vận động, thuyết phục; chỉ đạo việc tổ chức thi hành các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc cưỡng chế THADS, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.

Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.