Vào mùa gieo trồng ngô giống

Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi có dịp trở lại bản Nà Chạy, xã Mường Chùm, huyện Mường La, sau những đợt mưa đầu mùa, trên khắp các nương đồi, một màu xanh mới trải dài hết tầm mắt. Hơn 15 năm liên kết trồng ngô giống với Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung, đời sống của 67 hộ đồng bào dân tộc Mông trong bản đã ổn định và phát triển, nhiều hộ có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm từ trồng ngô giống.

Giọng nữ
Nông dân bản Nà Chạy, xã Mường Chùm, huyện Mường La, chăm sóc ngô giống.

Vụ ngô giống năm nay, Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung tiếp tục hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) và Công ty TNHH MTV Bioseed Việt Nam sản xuất 4 loại ngô giống, gồm LVN10, ngô nếp HN92, B9698 và B07. Ngoài sản xuất ngô giống, Công ty còn hợp tác sản xuất 58 ha ngô ngọt và 24 ha đậu tương rau để cung ứng nguyên liệu cho Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La.

Ông Lộc Mậu Triển, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung, cho biết: Năm nay, Công ty duy trì liên kết với hơn 300 hộ nông dân ở các bản của xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn và xã Mường Chùm, huyện Mường La, trồng hơn 600 ha ngô giống. Tuy nhiên, vụ sản xuất năm nay gặp rất nhiều khó khăn, nắng hạn kéo dài, đến đầu tháng 5 có mưa, mới bắt đầu gieo hạt, muộn hơn những vụ trước từ 10-20 ngày. Nhưng, với nỗ lực của cán bộ, công nhân Công ty, đến thời điểm này đã cơ bản hoàn thành việc gieo hạt và đang tập trung hướng dẫn bà con chăm sóc, bảo đảm toàn bộ diện tích ngô giống sinh trưởng, phát triển tốt.

Từ đầu tháng 5 đến nay, toàn bộ cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung thường xuyên bám đồng, hướng dẫn bà con gieo hạt, làm cỏ, bón phân, theo dõi tình hình sâu bệnh để phòng trừ kịp thời. Anh Nguyễn Quang Hưng, cán bộ kỹ thuật, chia sẻ: Vụ sản xuất năm nay, thời tiết diễn biến bất thường, đây là điều kiện dễ phát sinh các loại sâu bệnh, nên hằng ngày, cán bộ kỹ thuật phải bám sát đồng ruộng, cùng bà con theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm sâu bệnh, hướng dẫn phòng trừ kịp thời.

Cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung hướng dẫn nông dân bản Noong Sơn chăm sóc ngô giống.

Trên ruộng ngô gieo được hơn 20 ngày đang lên xanh tốt, các thành viên gia đình ông Lường Văn Hiến, bản Noong Sơn, xã Chiềng Sung, đang khẩn trương làm cỏ, bón phân. Ông Hiến chia sẻ: Gia đình tôi đã hợp đồng trồng ngô giống được hơn 10 năm với Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung. Với hơn 3 ha, bảo đảm đủ việc làm cho 4 lao động, gia đình rất yên tâm, bởi không phải lo đầu ra cho sản phẩm; sau khi trừ chi phí, thu về hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi thu hoạch ngô giống, gia đình còn trồng bí và đậu đỏ, thu hơn 100 triệu đồng nữa.

Còn gia đình ông Thào A Sụng, một trong những hộ đầu tiên ở bản Nà Chạy, xã Mường Chùm, tham gia trồng ngô giống với Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung. Với 5,5 ha, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Sụng thu về gần 400 triệu đồng từ trồng ngô giống và gần 200 triệu đồng từ trồng bí và đậu đỏ. Ông Sụng bảo: Ở bản, ngoài mấy hộ thiếu lao động, còn lại bà con đều tham gia trồng ngô giống. Với kinh nghiệm 15 năm trồng ngô giống, tôi đã tích cực cùng cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung hướng dẫn bà con trong bản từ khi gieo hạt, đến bón phân, theo dõi tình hình sâu bệnh, rút cờ và thu hoạch. Bây giờ, hầu hết các hộ trong bản đều có cuộc sống ổn định, nhiều hộ đang vươn lên làm giàu, chỉ còn mấy hộ nghèo, Ban quản lý bản đang vận động bà con giúp đỡ để thoát nghèo.

Ông Lộc Mậu Triển, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung, cho biết thêm: Vụ ngô giống năm nay, Công ty tiếp tục thực hiện nguyên tắc liên kết hai bên cùng có lợi và cam kết người nông dân tham gia trồng ngô giống sẽ có thu nhập cao hơn những cây trồng khác trên địa bàn. Để bà con yên tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, năm nay, Công ty duy trì chính sách đầu tư giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, hỗ trợ thuốc trừ sâu, tiền rút cờ ngô mẹ, vận chuyển khi thu hoạch, tiền công tẽ, sàng, trị giá 5 triệu đồng/ha. Thời điểm này, Công ty đang tập trung cao hướng dẫn bà con sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, để bảo đảm năng suất, chất lượng, uy tín sản phẩm.

Bài, ảnh: Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.