Ngăn chặn, dập dịch trên đàn đại đại gia súc

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại tỉnh Sơn La diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện của các ổ dịch tả lợn châu Phi, bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục ở trâu bò tại một số địa phương. Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, cung cấp hóa chất và vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi tại các khu vực công bố dịch, vùng lân cận.

Giọng nữ

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản kiểm tra dịch bệnh tại xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ.

Trong 3 tháng đầu năm, huyện Vân Hồ ghi nhận các ổ dịch dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), bệnh lở mồm long móng (LMLM) và viêm da nổi cục (VDNC) tại 5 xã. Cụ thể, đã có 75 con trâu bò mắc bệnh LMLM và VDNC, cùng với đó là 74 con lợn mắc DTLCP. Đến nay, dịch VDNC đã được công bố hết, tuy nhiên DTLCP và LMLM vẫn đang trong thời gian có dịch.

Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tập trung triển khai các biện pháp khoanh vùng, dập dịch, phun tiêu độc khử trùng tại khu vực có gia súc mắc bệnh và cách ly toàn bộ số gia súc khỏe mạnh ra khỏi vùng dịch. Các địa phương khác trên địa bàn huyện cũng tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.

Cán bộ thú y xã Lóng Luông tiêm phòng bệnh LMLM cho đàn gia súc.

Tại xã Lóng Luông, phát hiện nơi dịch bệnh LMLM từ ngày 4/3 ở 2 bản Lũng Xá và Tà Dê. Ông Đặng Văn Kèo, cán bộ thú y xã Lóng Luông, thông tin: Cán bộ thú y xã đã phối hợp với các bản triển khai tiêm phòng vắc xin, bao vây dập dịch, ngăn chặn lây lan. Từ ngày 10/3 đến nay, xã không ghi nhận thêm trâu bò mắc bệnh. Chúng tôi đã tiêm phòng cho khoảng 70% tổng đàn đại gia súc, ưu tiên các bản có dịch, bản lân cận và các vùng có nguy cơ.

Cán bộ thú y xã Lóng Luông tiêm phòng bệnh LMLM cho đàn gia súc tại chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình

Anh Giàng A Chua, bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, chia sẻ: Ngay khi nhận được thông báo về lịch tiêm phòng tập trung, tôi đã chủ động cho toàn bộ đàn đại gia súc của gia đình đi tiêm đầy đủ. Đồng thời, thực hiện vệ sinh chuồng trại và phun tiêu độc khử trùng để phòng chống dịch bệnh.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Vân Hồ tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

Tại xã Chiềng Xuân, dịch LMLM đã xuất hiện ở bản Nà Sàng, ảnh hưởng đến 40 con bò của 12 hộ. Ông Mùi Văn Thịnh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Xuân, cho biết: Xã đã kịp thời thông báo tình hình dịch bệnh đến các bản, tăng cường tuyên truyền và triển khai tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi. Đồng thời, xã thực hiện nghiêm việc cách ly bò mắc bệnh, điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y, yêu cầu các hộ ký cam kết không buôn, bán bò bệnh. Xã đã lập các chốt kiểm dịch động vật tại các tuyến đường ra vào, quyết tâm ngăn chặn dịch lây lan và giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người dân.

Bà con xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ tập trung trâu bò để tiêm phòng dịch bệnh.

Hiện nay, huyện Vân Hồ đã cấp trên 420 lít hóa chất khử trùng chuồng trại và tiêm gần 8.000 liều vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn đại gia súc. Chỉ đạo các xã đã thành lập chốt kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán, trao đổi động vật giữa vùng dịch và các địa bàn khác. Huyện đã đề xuất Sở Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ vắc xin, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật năm 2025.

Còn tại huyện Yên Châu đã ghi nhận ổ dịch tả lợn tại 3 xã Chiềng Pằn, Chiềng Đông và Chiềng Sàng. Theo ông Phạm Văn Thảnh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Châu, ngay khi phát hiện dịch, Trung tâm đã tiến hành lấy mẫu, xác định bệnh, công bố dịch và hướng dẫn tiêu hủy 71 con lợn bệnh. Đến nay, xã Chiềng Pằn đã công bố hết dịch. Tại các xã còn lại, Trung tâm cử cán bộ thú y theo dõi sát tình hình, hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, cách ly vật nuôi nghi nhiễm bệnh, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi để hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan. 

Phun tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh động vật trên đàn vật nuôi.

Trước tình hình dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường thành lập các đoàn công tác, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xử lý ổ dịch; điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm, hướng dẫn phun khử trùng tiêu độc, điều trị bệnh cho đàn gia súc và tiêu hủy động vật mắc bệnh. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc ra, vào địa bàn tỉnh; rà soát số đàn mới phát sinh để hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, cho biết: Chi cục đã tổ chức tiêm đồng loạt vắc xin phòng bệnh LMLM tại vùng dịch, vùng uy hiếp và vùng đệm. Phối hợp với các địa phương huy động lực lượng tại chỗ để hỗ trợ tiêm phòng, đồng thời chủ động phương án bảo quản và tổ chức tiêm phòng cho những đàn gia súc ở xa trung tâm. Bên cạnh đó, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường biện pháp vệ sinh, sát trùng cũng được đẩy mạnh, cùng với việc chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, phường, thị trấn chủ động giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, ngành chức năng và ý thức chủ động phòng chống dịch bệnh của người dân, công tác bao vây, dập dịch bệnh trên đàn gia súc tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đang được triển khai đồng bộ.

Nguy nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, ngành Nông nghiệp và Môi trường khuyến cáo người chăn nuôi cần tiếp tục theo dõi sát sao, tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường trên đàn vật nuôi, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.